Rosetta – tàu vũ trụ đầu tiên đến một tiểu hành tinh, đã kết thúc sứ mệnh của mình vào năm 2016. ESA mới đây đã công bố những hình ảnh Rosetta chụp được trong thời khắc cuối cùng ngoài không gian.
Năm 2004, Cơ quan Hàng không Châu Âu (ESA) đã phóng một sứ mệnh không gian đầy tham vọng tên là Rosetta. Con tàu được thiết kế để tiếp cận và nghiên cứu một sao chổi khi nó đi vào Hệ Mặt Trời.
Năm 2016, tàu thăm dò Rosetta đã đưa một tàu đổ bộ xuống bề mặt sao chổi 67P và chụp lại hình ảnh ở đây. Giờ đây, các nhà khoa học đang tái tạo lại hình ảnh cuối cùng của tàu chụp được khi nó ở khoảng cách chỉ cao 20 mét so với bề mặt sao chổi. (Đồ họa: ESA/Rosetta/MPS for OSIRIS Team MPS/UPD/LAM/IAA/SSO/INTA/UPM/DASP/IDA).
Năm 2014, con tàu đã đến được mục tiêu là sao chổi 67P/ Churyumov-Gerasimenko. Trong 17 tháng tiếp theo đó, Rosetta quay quanh quả cầu băng giá đầy bụi bặm này và tiến hành thăm dò một vật thể chưa từng được khảo sát trước đây.
Khi sắp kết thúc sứ mệnh, tàu Rosetta và sao chổi 67P ngày càng rời xa Mặt Trời. Do đó, năng lượng Mặt Trời sẽ không đủ để sạc pin cho tàu và thế là các nhà khoa học đã quyết định chấm dứt sứ mệnh bằng một vụ tai nạn có kiểm soát.
Con tàu sẽ đâm sầm vào bề mặt sao chổi, đây cũng là nhiệm vụ cuối cùng của nó. Trên đường rơi tự do xuống sao chổi, tàu sẽ chụp ảnh và ghi lại càng nhiều dữ liệu càng tốt rồi gửi về Trái Đất. Nhờ khoảnh khắc ngắn ngủi này mà chúng ta biết được nhiều thứ hơn về 67P.
Năm 2016, Rosetta hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng của mình, gửi về rất nhiều dữ liệu khoa học liên quan đến bụi, khí và trạng thái plasma của sao chổi. Trong chuyến bay cuối này, nó đã kịp ghi lại rất nhiều hình ảnh. Nhưng mới đây, các nhà khoa học nhận được một vài gói dữ liệu nữa, và đó là những hình ảnh cuối cùng của cuối cùng.
Rosetta chụp hình ảnh này ở độ cao khoảng 25 mét so với bề mặt sao chổi trước khi nó tiếp cận thiên thể này trong một vụ tai nạn đâm vào có kiểm soát. Đây là hình ảnh thô chưa được xử lý. (Ảnh: ESA/Rosetta/MPS).
Trong nhiệm vụ cuối cùng của mình, tàu Rosetta gửi về Trái Đất 6 gói dữ liệu nhưng các nhà khoa học chỉ nhận được 3 gói, 3 gói còn lại bị gián đoạn nên không gửi nhận được. Khi hình ảnh thô được gửi về, các nhà khoa học sẽ tiến hành xử lý và xuất ra hình ảnh rõ nét.
Phần mềm nén được sử dụng trên tàu Rosetta làm hình ảnh gửi về theo từng lớp chứ không phải theo từng pixel, điều này khiến hình ảnh gửi về bị mờ hơn một nửa. Máy ảnh của tàu chụp chủ yếu ở phần trung tâm bức ảnh, để các nhà khoa học dựa vào đó mà xử lý lại hình ảnh thành bản đầy đủ.
Những hình ảnh cuối cùng dù không cung cấp thêm nhiều thông tin khoa học cho các chuyên gia, nhưng nó cũng đánh dấu một bước đi đáng ghi nhận của con người trong quá trình khai phá không gian.
Hình ảnh thô chưa qua xử lý được tàu Rosetta chụp khi ở độ cao 20 mét so với bề mặt sao chổi trong quá trình nó rơi xuống đây vào ngày 30 tháng 9 năm 2016. Để tái tạo lại hình ảnh chụp lúc này, các nhà nghiên cứu ngoài dựa trên dữ liệu ghi nhận vào lúc đó, còn phải tham khảo lại các dữ liệu cũ được ghi trước kia. (Ảnh: ESA/Rosetta/MPS).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nhà khoa học đã nghiên cứu được nhiều đặc tính quan trọng của sao chổi này, từ các quá trình địa chất như xói mòn và sự di chuyển của bụi, cho đến vết nứt hình thành trong các miệng núi lửa, sự di chuyển của đá tảng hay thậm chí là sự sụp đổ của các vách núi để lộ ra lõi băng bên trong.
Khẳng định tầm quan trọng của sứ mệnh, nhà khoa học Matt Taylor của dự án cho biết: “Chúng ta sẽ có được ý tưởng về việc sao chổi từ đâu mà đến, cũng như biết thêm về cách chúng được hình thành, và từ đó suy ra sự phát triển của Hệ Mặt Trời, và mở rộng hơn nữa”.
Những hình ảnh cuối cùng của sao chổi 67P được chụp bởi tàu Rosetta, các vị trí chụp lần lượt như sau. Góc trên bên trái: hình ảnh tổng thể khi quan sát sao chổi từ khoảng cách 123km. Góc trên bên phải: cái nhìn từ cao 5,7km ở bên trên. Hình giữa: Hình ảnh chụp ở độ cao 331 mét so với bề mặt. Góc dưới bên phải: Hình ảnh kế chót được chụp bởi tàu Rosetta, ở độ cao 24,7 ± 1,5 mét. Góc dưới bên trái: Hình ảnh cuối cùng chụp sao chổi 67P, ở độ cao 19,5 ± 1,5 mét. (Ảnh: ESA/Rosetta/MPS).
Vì thế, dù cho Rosetta đã “chết yểu” trong sứ mệnh của mình, nhưng nó là bước đi tiên phong cho các sứ mệnh trong tương lai của chúng ta. Khi những vấn đề cơ bản của sao chổi được giải quyết, ta sẽ trả lời được các câu hỏi, như: Sao chổi có thể khai thác được không? Chúng có phải đã mang nước vào Trái Đất hay không? Cũng như liệu có mầm mống của sự sống ở đó hay không?
Như hầu hết những trường hợp khác, bất kể câu trả lời cho các câu hỏi này là gì, đây vẫn là những điều mà chúng ta trước đây chưa thể tưởng tượng ra được.
Theo khampha