Công nghệ chụp X-quang mới có thể nhìn được các mô mềm

Các nhà nghiên cứu ở viện MIT và bệnh viện đa khoa Massachusetts vừa phát triển một hệ thống chụp X-quang mới, có kích thước nhỏ gọn và đặc biệt là không phát ra nhiều phóng xạ gây hại cho bệnh nhân, cũng như có thể ghi hình được những mô mềm ở chi tiết nhỏ.

Thông thường thì các máy chụp X-quang phóng ra một chụm tia phóng xạ điện từ từ một nguồn duy nhất. Còn các máy hiện đang thử nghiệm thì sẽ có “một bề mặt cấu trúc nano với một hệ thống những đầu nhỏ”. mỗi đầu này có kích thước micron và đều phóng ra luồng electron khi kích hoạt. Các luồng electron sẽ đi qua một đĩa cấu trúc vi mô và được chuyển sang dạng X-quang.

Càng có nhiều luồng electron được bắn ra thì chiếc máy sẽ có thể chụp được hình ảnh mô mềm mà không cần những tác nhân tương phản – những giải pháp như thế đòi hỏi phản cần có thời gian đưa tác nhân và một số trường hợp có thể gây hại cho bệnh nhân.

Ngoài ra, không giống với các máy chụp X-quang điện tử thông thường, máy mới có thể tắt mở một cách nhanh chóng mà không cần thời gian làm nóng. Điều này cũng giúp giảm lượng phóng xạ mà các bệnh nhân phải hấp thu.

Phiên bản mẫu hiện tại được cho biết là có kích thước tương đương một chiếc hộp giày, cho phép có thể mang đi được – và sản phẩm thương mại dự kiến thậm chí là nhỏ hơn. Với tính cơ động như vậy máy X-quang mới sẽ có thể được dùng trong nhiều trường hợp khẩn cấp hay có thể ứng dụng trong lĩnh vực an ninh hàng không để kiểm tra hành lý xách tay tại các sân bay.

Theo nhà nghiên cứu Luis Velásquez-García, hệ thống này có thể cải thiện khả năng chụp ảnh X-quang đến 100 lần với phần cứng rẻ hơn so với các máy hiện tại. Công nghệ này vẫn còn cần nghiên cứu và phát triển tiếp tục trong vòng 2-3 năm tới và để thương mại hoá thì sẽ lâu hơn.

 

Theo Tinh Tế