Các nhà khoa học cho biết những tiến bộ của khoa học thần kinh đã cho thấy khả năng xuyên thủng được bí mật trong bộ não chúng ta. Diễn giải tư tưởng bằng cách tái tạo âm thanh, dựa trên các sóng điện phát ra từ não để xem chúng ta đang nghĩ gì ở trong đầu là điều có thể thực hiện được, tờ PLoS Biology đưa tin .
Mỗi âm thanh các bệnh nhân nghe được có một điện thế phát ra tương ứng hay bộ các điện thế phát ra. Căn cứ vào đó, các chuyên gia sử dụng máy tính để ghi nhận và tái tạo âm thanh hiện tại trong đầu họ.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu một số phương pháp để khai thác suy nghĩ của con người. Họ đã tìm ra cách cấy các điện cực trực tiếp vào một phần của bộ não người tham gia. Phương pháp này có thể làm bệnh nhân hôn mê, ngừng trao đổi thông tin, giúp cho quá trình lập trình não.
Năm 2011, một nghiên cứu liên kết não người với các thiết bị điện tử như máy tính,có khả năng “đọc” sóng điện trong não để đoán suy nghĩ của con người. Người tham gia có thể di chuyển con trỏ trên màn hình một cách đơn giản bằng ý nghĩ âm thanh.
Jack Gallant, chuyên gia tại Đại học California, Berkeley cho biết kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ có chức năng theo dõi lưu lượng máu trong não, để ghi nhận và giải mã các từ, ý tưởng xuất hiện trong não một người nào đó.
Hiện nay, tiến sĩ Pasley và nhóm nghiên cứu tại đại học California, Berkeley đang thực hiện bước tiếp theo “kích thích tái tạo”. Tuy nhiên, họ vẫn tỏ ra lo ngại “Làm thế nào chúng ta có thể nhận được hệ thống phát sóng điện từ phát ra từ não bằng những cách tiếp cận giống nhau”.
Họ tập trung nghiên cứu khu vực vỏ não thái thùy dương – có nhiệm vụ phân tích, nhận biết âm thanh mà chúng ta nghe được.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi các sóng điện não của 15 bệnh nhân, đã trải qua phẫu thuật khối u não hoặc động kinh trong khi họ nghe những người khác nói. Kết quả họ thu được tín hiệu âm thanh từ trung tâm thính giác ở vỏ não thái thùy dương của bệnh nhân.
Để thực hiện điều đó, nhóm nghiên cứu đã liên kết âm thanh, hình ảnh từ não đến máy tính để giải mã tần số cộng hưởng của vùng não. Với các thiết bị đó, họ có thể đoán được những suy nghĩ của người tham gia trước khi họ diễn giải bằng lời nói. Ngoài ra, các chuyên gia còn có thể tái tạo những từ, câu họ thu được tín hiệu thành âm thanh nếu máy tính “đọc” được những từ có nghĩa.
Giáo sư Knight cho rằng những người bị rối loạn trung tâm thính giác ở vỏ não vẫn có thể diễn giải được những điều họ muốn nói bằng cách tưởng tượng, với sự trợ giúp của thiết bị công nghệ.
“Các bệnh nhân cung cấp tín hiệu âm thanh. Thật tuyệt vời nếu các thông tin được gửi lại vỏ não âm thanh của họ (không qua tai), cho mục đích giao tiếp” ,ông cho biết thêm.
Các nhà khoa học cho rằng các ý tưởng nghiên cứu này cần phải được cải tiến nhiều trước khi đưa vào ứng dụng trong cuộc sống.
Bà Mindy McCumber, một nhà âm ngữ trị liệu tại bệnh viện Florida, Orlando cho biết các ý tưởng nghiên cứu này cần phải được cải tiến nhiều trước khi đưa vào ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên,bà nhận thấy những tác động tiềm năng cho sự phục hồi giao tiếp của người bệnh do một loạt các rối loạn.
“Sự phát triển thiết bị theo dõi trực tiếp não là một sự cách mạng thông tin liên lạc. Điều này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống khó khăn cho những người bị rối loạn âm thanh hay suy giảm kỹ năng giao tiếp”, bà phát biểu trên BBC News.
Theo Trần Mạnh Hồng (BBC)