Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp dệt may với gần 60 triệu tấn sợi tiêu thụ mỗi năm. Các sợi thường được sử dụng là bông, lụa tơ tằm, sợi tổng hợp và sợi từ tảo. Phương pháp rút sợi truyền thống không thể tạo ra được loại sợi mỏng dùng cho quần áo, mà chỉ có thể được sử dụng cho hàng dệt may y tế như băng.
Một phương pháp rút sợi mới cho phép có được các sợi chắc hơn nhiều, được đồng sáng tạo bởi Phòng thí nghiệm vật liệu và dệt may mới (thuộc Trường Đại học Qingdao) và Tập đoàn Qingdao Xiyingmen, một trong những tập đoàn hàng đầu về dệt may của Trung Quốc. Công nghệ này được phát triển từ năm 2007 với nhiều loại tảo, trong đó các sợi anginat được chiết xuất. Nhờ có độ dai đáng kể, đặc biệt là chống cháy và sóng điện từ, các loại sợi này đã được sử dụng để sản xuất quần áo bảo hộ cho lính cứu hỏa hay nhân viên y tế.
Loại sợi này có độ bền cao, được chiết xuất từ các loại tảo được xem là nguy hiểm cho động vật hoang dã và sinh vật biển, như tảo nâu và tảo lục gần đây đã xâm chiếm bờ biển Trung Quốc. Như vậy, có thể biến tảo gây hại thành một nguồn tài nguyên có giá trị và có lợi cho môi trường. Trung Quốc là nước có sản lượng tảo thuỷ sản hàng đầu thế giới, trong năm 2009, 77% sản lượng các sợi tái tạo toàn cầu, tương đương 1,91 triệu tấn được sản xuất tại Trung Quốc.
Tập đoàn Qingdao Xiyingmen tin rằng, việc sản xuất đại trà sợi theo công nghệ này sẽ được thực hiện trong năm 2011. Với công nghệ hiện tại, 200 kg sợi anginat được chiết xuất từ một tấn tảo khô với chi phí sản xuất từ 50 đến 70.000 nhân dân tệ/tấn sợi.
Theo Tchdkh