Sao Thổ có những cực quang đặc biệt làm sáng vùng cực không giống với bất cứ cực quang hành tinh nào được biết đến trong Thái Dương hệ. Cực quang kỳ lạ này lô diện trên những thiết bị hồng ngoại của tàu vụ trụ Cassini thuộc NASA.
Tom Stallard, một nhà khoa học làm việc với dữ liệu từ Cassini tại Đại học Leicester, Anh Quốc, cho biết: “Chúng tôi chưa từng nhìn thấy cực quang nào giống như vậy. Nó không chỉ là vòng ánh sáng như chúng ta thấy trên Trái Đất và sao Mộc. Cực quang này bao phủ một khu vực rộng lớn trải khắp vùng cực. Những ý tưởng của chúng tôi về việc cái gì hình thành nên cực quang trên sao Thổ cho thấy khu vực này hoàn toàn trống trải, vì vậy việc phát hiện một cực quang sáng như vậy là một điều ngạc nhiên lý thú”.
Cực quang được hình thành từ những phần tử tích điện di chuyển dọc theo những dòng từ trường của hành tinh vào trong khí quyển. Những phần tử tích điện từ Mặt Trời tạo nên cực quang trên Trái Đất. Không phải tất cả những cực quang trên sao Thổ và sao Mộc đều được hình thành từ những phần từ bị giữ lại bên trong từ trường của hành tinh.
Vòng cực quang chính trên sao Mộc, hình thành từ những tương tác bên trong với môi trường từ trường của sao Mộc, có kích thước không thay đổi. Cực quang chính trên sao Thổ, hình thành từ gió vùng cực, thay đổi kích thước nhanh chóng khi sức gió thay đổi. Tuy nhiên, cực quang mới được phát hiện trên sao Thổ, không thuộc vào cả 2 trường hợp nêu trên.
Cực quang huyền bị được phát hiện trên sao Thổ (Ảnh : NASA/JPL/Đại học Arizona) |
Nick Achilleos, thành viên của nhóm đo từ trường Cassini tại Đại học cao đẳng London, cho biết: “Những đặc trưng kỳ lạ của cực quang trên sao Thổ cho thấy có điều gì đó đặc biệt và chưa được biết đến về từ trường trên hành tinh này cũng như sự tương tác giữa gió vùng cực và khí quyển của hành tinh. Nỗ lực giải thích nguồn gốc của cực quang sẽ dẫn tới những hiện tượng vật lý chỉ xảy ra trong môi trường của sao Mộc”.
Cực quang hồng ngoại xuất hiện trong một khu vực ngoài tầm quan sát của Kính viễn vọng không gian Hubble thuộc NASA. Cassini quan sát được cực quang này khi nó di chuyển gần vùng cực của sao Mộc. Trong ánh sáng hồng ngoại, cực quang đôi khi bao phủ khu vực từ khoảng 82 độ Bắc trải kháp vùng cực. Cực quang mới này liên tục thay đổi, thậm chí biến mất trong khoảng 45 phút.
Tàu vũ trụ Cassini-Huygens là dự án hợp tác của NASA, Cơ quan không gian châu Âu và Cơ quan không gian Italia. Phòng thí nghiệm phản lực, một đơn vị của Học viện công nghệ California tại Pasadena, điều khiển tàu vũ trụ cho Ban giam đốc khoa học tàu vũ trụ của NASA, Washington, D.C. Tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo Cassini được thiết kế, phát triển và lắp ráp tại JPL.
Theo G2V Star (ScienceDaily)