Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc

Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa, có 4 người con gái được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” – có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước và làm thay đổi lịch sử. Họ chính là: Tây Thi – vẻ đẹp “trầm ngư” (Cá chìm sâu dưới nước), Vương Chiêu Quân – vẻ đẹp “lạc nhạn” (Chim nhạn sa xuống đất), Điêu Thuyền – vẻ “bế nguyệt” (Mặt trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi), Dương Quý Phi – vẻ “tu hoa” (Hoa cũng phải e thẹn, xấu hổ). Tuy nhiên, số phận của họ đều kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn đối với lịch sử.

Tây Thi – món hàng hối lộ hòng thoát thân

Tây Thi, tên thật là Thi Di Quang, con gái của một tiều phu. Nàng xinh đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Truyện kể rằng, khi nàng giặt quần áo bên bờ suối, bóng nàng in xuống nước làm cá say mê quên cả bơi, từ từ lặn xuống sông. Vì thế, người ta gọi nàng là “Tây Thi trầm ngư”. Sắc đẹp của nàng chính là nguyên nhân dẫn tới việc vua Phù Sai của nước Ngô chìm đắm trong sa hoa, hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một “yêu nữ” khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt (một nước chư hầu đời nhà Chu – Trung Quốc) , nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc.

Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Ô Tĩnh Tĩnh thủ vai Tây Thi trong phim “Tây Thi mật sử”

Tây Thi có yêu nước đến đâu, trung thành đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là một quân cờ trong tay Câu Tiễn, bị hắn lợi dụng để hoàn thành bá nghiệp diệt Ngô của hắn.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tây Thi đã “bốc hơi” một cách không sáng rõ. Trong một xã hội mà kẻ ngụy quân tử làm chúa tể, Tây Thi không chỉ là vật phẩm “gá tình” mà còn là vật hi sinh của thời đại.

Vương Chiêu Quân – món hàng đổi lấy “hòa bình”

Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là “lạc nhạn” (Chim nhạn sa xuống đất), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biến của thi ca, nghệ thuật. Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và dàn xếp cho gặp Hán vương, cuối cùng nàng được phong làm Tây Cung.

Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Vương Chiêu Quân do Dương Mịch thủ vai

Nhưng sau đó, để cứu nguy cho nước nhà, Chiêu Quân đã bị cống nạp cho Hung Nô. Trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng lao mình xuống sông Hắc Thủy. Cái chết của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên chúa (vua Hung Nô), ngậm ngùi thương tiếc.

Người đời sau miêu tả nàng là nữ anh hùng yêu nước nhưng không biết trong chuyện này đã chôn giấu một nỗi nhục nhã như thế nào!

Ai cũng biết, trận chiến nổi tiếng ở thành Troy nổ ra là do đàn ông Hy Lạp muốn cướp lại người phụ nữ của đất nước mình, hơn nữa cuộc chiến này kéo dài tới tận 10 năm. Trong văn hóa phương Tây, bảo vệ phụ nữ của dân tộc mình là tất cả, là lý do của chiến tranh, phía sau người phụ nữ chính là sự tôn nghiêm của đấng nam nhi của đất nước này. Nếu đem ra so sánh, phía sau nàng Chiêu Quân, chính là sự đổi chác, là sự hèn yếu của đàn ông.

Điêu Thuyền – vâng mệnh quyến rũ hai cha con Đổng Trác

Ai từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ không quên được nhân vật Điêu Thuyền, có nhan sắc tuyệt trần ví như “bế nguyệt” (Trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Hình tượng Điêu Thuyền xuất hiện trong tiểu thuyết là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích đã giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền.

Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Vai Điêu Thuyền do Trần Hảo thủ vai được đánh giá là dịu dàng, nữ tính nhất

Đương nhiên, sau khi Điêu Thuyền hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, Đổng Trác chết, Lã Bố mất mạng, nàng ta cũng chẳng còn giá trị lợi dụng gì nữa. Về sau, Điêu Thuyền trôi dạt khắp nơi.

Dương Ngọc Hoàn – chết cho một gã đàn ông được sống

Dương Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Sắc đẹp của nàng làm “nghiêng nước, đổ thành”, khiến vua Ðường đắm đuối yêu thương, bỏ mặc việc triều chính cho gian thần Lý Lâm Phủ trông coi. Sau này, tướng sĩ bức bách buộc vua phải thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Lương thực hết, quân sĩ bất mãn, gặp bước đường cùng, vua Ðường phải đành lòng hy sinh “người đẹp khuynh nước, khuynh thành”.

Đúng ra mà nói, Dương quý phi tìm cách mê hoặc, quyến rũ vua cũng chỉ vì bà muốn giữ được Đường Huyền Tông mãi mãi, dùng dung mạo xinh đẹp của mình để được thiên tử sủng ái, được hưởng vinh hoa phú quý. Đường Huyền Tông mới là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về loạn An Sử, tội tình đúng ra không phải do bà gánh chịu.

Đường Huyền Tông vì muốn được sống sót mà vất bỏ người phụ nữ mình yêu, một hoàng đế không thể bảo vệ được người phụ nữ của mình, một gã đàn ông giết người phụ nữ của mình để được sống, Dương Ngọc Hoàn nằm dưới mồ chôn liệu có cảm động và nhớ nhung một gã đàn ông như vậy?

Người phụ nữ khiến Tào Tháo day dứt, đau khổ đến khi chết
(Khám phá) – Cả cuộc đời lừng lẫy, nhưng đến cuối đời Tào Tháo vẫn đau khổ, day dứt vì người vợ cả của mình.

Nguồn: Thu Hà (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.