Đầm lầy thường phân bố ở những vùng đất thấp. Ở đây địa thế bằng phẳng, trũng, nước đọng nhiều, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi rất nhỏ.
Có 2 nguyên nhân hình thành đầm lầy:
– Một là ở bộ p
Đất đầm lầy không thể canh tác được |
hận rìa sông, hồ, biển hoặc chỗ nước nông, bùn cát tích đọng nhiều các loài cỏ nước phát triển mạnh lại có vi sinh vật phân giải xác cỏ nước dần dần biến thành đầm lầy.
– Hai là ở những vùng rừng rậm, khu cỏ đệm, lòng chảo hoặc vùng đất đóng băng lâu ngày, địa thế trũng, độ dốc ít, không thoát nước, mặt đất quá ẩm, những loài thực vật chịu ẩm phát triển mạnh. Những thực vật này chết đi, thối rữa thành lớp bùn đen dày, dần dần thành đầm lầy.
Đầm lầy trên thế giới chủ yếu phân bố ở châu Á, trong đó ở Siberi có diện tích đầm lầy lớn nhất. Châu Âu và Bắc Mỹ cũng có một số đầm lầy.
Thảm thực vật của đầm lầy đều là những cây thân thảo chịu độ ẩm cao như: bèo, rêu, rong. Đất đầm lầy không thể canh tác được. Một số đầm lầy trên mặt là một lớp rêu cỏ mượt như nhung, ở dưới lại là một lớp bùn nhão không đáy, nếu ai chẳng may thụt xuống đó không khác gì bước vào chiếc bẫy chết người. Vì vậy người ta gọi đầm lầy là “chiếc bẫy màu xanh”. Ngày nay, khoa học đã có thể cải tạo đầm lầy biến thành đồng ruộng.
Theo H.T (Bách khoa tri thức)