1. Ngày mới quen nhau, gọi là “thuở hồng hoang”, anh người yêu gửi một tấm thiệp có ý dụ dỗ, bên trong in hình một đôi trai gái đứng nắm tay nhau, giữa họ có một đường thẳng mờ mờ và câu “there is a fi ne line between love and lust, lets jump back and forth over it” (có một đường ranh giới vô cùng mong manh giữa tình yêu và tình dục, thôi mình cứ cùng nhau bước qua bước lại nhé).
Hôm qua, ngồi với cô bạn, tán về chuyện đàn bà thế nào gọi là “hư” và những người đàn bà không phải “hư” thì có thật là “ngoan” hay không, tôi cho rằng, cũng y như tình yêu và tình dục, có một đường ranh giới vô cùng mù mờ giữa hai phạm trù đàn bà “hư” và đàn bà “ngoan”.
Người ta rất dễ dàng gán cho một ai đấy một thương hiệu, một cái tên, một nick, một hình tượng. Ngày xưa, nói đến đàn bà “hư”, người ta nghĩ ngay đến loại đàn bà đoảng, lẳng lơ, lười biếng.
Nhưng ngày nay, khi gán chữ “hư” cho một người đàn bà, có khi đấy lại ám chỉ một người đàn bà bản lĩnh. Cái bản lĩnh biết yêu thương và chìu chuộng bản thân, đặt mình lên trên tất cả những người khác. Cái bản lĩnh mang tính cách cực kỳ ích kỷ vô tư. Cái bản lĩnh của đàn ông.
2. Đọc trên facebook, hai cô bạn kể câu chuyện của cùng một ngày, trời Sài Gòn mưa tầm tã từ sáng sớm đến chiều tối. Một cô còn lười biếng ngủ trong chăn ấm, thì anh chồng khều thức dậy, nói “Hay là em lấy xe hơi chở con đi học đi, anh thấy mưa kiểu này chắc đường ngập nước, đi xe máy không tiện lắm”.
Cô ngái ngủ thò mặt ra khỏi chăn, lẩm bẩm “Thôi anh tự xoay sở đi”. Khoảng một tiếng sau cô thức dậy, mọi việc đã đâu vào đấy. Cô tự cho rằng, đàn bà thỉnh thoảng cũng phải hư một chút để đàn ông có cơ hội thể hiện khả năng của họ.
Một cô khác, viết một đoạn văn ngắn, kể chuyện buổi tối cô lái xe hơi, vượt những con đường ngập nước lên quá nửa bánh xe. Xe cô kẹt cứng, mưa xối xả không nhìn thấy đường, chỉ loang loáng đèn xe trong màn tối.
Cô run sợ, hồi hộp và ấm ức đi đón con về, trong lúc đó chồng cô đang ngồi với bạn bè ở quán nhậu. Rõ ràng cô thuộc loại đàn bà “ngoan”, giỏi việc nước đảm việc nhà cho chồng tà tà thư giãn. Nhưng, cũng rõ ràng là cô cảm thấy bất công, ba phần tức tối bảy phần tủi thân.
Tôi nhớ những tháng ngày tuyệt “ngoan” của mình khi còn chung sống với chồng. Quản lý ba công ty. Coi sóc việc nhà. Lo cho con. Một năm tổ chức bốn tiệc lớn cho các hội hè.
Chồng lại là người đãng trí, thường xuyên quên. Có thể lên xe ra phi trường rồi gọi về bảo quên hộ chiếu. Sang đến Thái Lan rồi gọi về nói quên mang ví tiền theo. Để quên điện thoại trên taxi mỗi năm ít nhất vài lần. Đi ăn tiệm bằng xe gắn máy, khi ra về ngoắc taxi leo lên tỉnh queo.
Đi làm bằng taxi, khuya rời công ty, đến đập cửa chỗ gửi xe quen để lấy chiếc xe gắn máy ngày đó không hề gửi. Vì vậy, tôi tập cho mình cái tính phải chú ý và nhớ những gì anh không nhớ.
Tôi là bộ nhớ của anh. Anh chỉ cần liếc sang một góc nào là tôi biết anh cần thứ gì, chỉ chỗ hoặc lấy đưa cho anh ngay. Anh về đến nhà, đặt chìa khóa, bóp tiền, cặp da chỗ nào là tôi ghi nhớ, sáng hôm sau anh hỏi là lấy đưa ngay.
Những số điện thoại anh cần tôi có thể đọc vanh vách ngay lập tức. Những khách hàng đối tác làm việc, tôi đọc tên họ chức vụ và tính cách của họ cho anh nghe trước mỗi buổi họp. Lâu dần, cả hai chúng tôi đều quen với những việc này, không ai cảm thấy có gì đặc biệt hay cố gắng.
Nguồn: Theo Ph? n? TPHCM
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.