Theo một nghiên cứu mới đây, lượng CO2 đang tăng lên trong không khí có thể biến đất ở một hồ chứa carbon tiềm tàng thành một nguồn thải khí CO2 bằng cách kích thích những vi khuẩn thải ra khí này.
Nghiên cứu được xuất bản trong số ra mới nhất tập san Dữ Liệu của Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết việc làm xáo trộn hoạt động vi khuẩn trong đất nhằm ngăn chặn tác động này có thể giúp ổn định lượng CO2 trong khí quyển và làm chậm tiến trình ấm lên toàn cầu.
Những nghiên cứu trước đó đã chứng minh lượng CO2 làm tăng quá trình tăng trưởng thực vật, do đó thực vật hấp thụ CO2 cùng với đất được xem như là một hồ chứa Carbon thừa.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra việc tăng gấp đôi mức CO2 trong hệ sinh thái thật sự đã làm giảm lượng CO2 tích trong đất cho dù tốc độ tăng trưởng thực vật được tăng lên.
Nghiên cứu mới cho rằng đất không thể lúc nào cũng là hồ chứa carbon (Ảnh: Derek Jensen) |
Chỉ đạo nghiên cứu tiến sĩ Patrick Megonigal của trung tâm nghiên cứu môi trường Smithsonian ở Maryland cho biết chúng tôi nghĩ rằng cây tăng trưởng cao hơn với mức CO2 tăng lên sẽ bổ sung nhiều carbon vào đất hay ít nhất để lại một lượng tương tự
Tuy nhiên vẫn cần xem xét khả năng thứ 3 đó là Carbon đã có sẵn trong đất và sẽ thải ra trở lại khí quyển giống như khí từ hiệu ứng nhà kính. Và lượng CO2 đang lên đã làm tăng hoạt động vi khuẩn trong đất đưa đến sự phân hủy những hữu cơ và thải CO2.
Các chuyên gia nghiên cứu đã tìm thấy nhiều nấm và mức hoạt động của enzyme làm giảm carbon cao hơn trong đất có chứa lượng CO2 tăng cao.
Nghiên cứu đã tiến hành so sánh với mẫu đất ở hệ sinh thái rừng rậm sồi ở Florida trong khoảng 6 năm. Các chuyên gia nhận thấy lượng CO2 mất đi trong đất không phải là 50% lượng CO2 bổ sung được thực vật hấp thụ.
Tiến sĩ Megonigal nói thêm bởi vì việc mất carbon trong đất là do nhưng tác động của vi sinh vật trong đất, nghiên cứu đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc nhận thức những vật chất nhỏ bé này và phản ứng của chúng với lượng CO2 tăng lên và sự thay đổi khí hậu nóng dần lên. Tiến sĩ dự định tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những thay đổi trong hoạt động của vi khuẩn và phạm vi hoạt động của nó ở những khu rừng khác.
Ánh Phượng
Theo Cosmo, Sở KH & CN Đồng Nai