Việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ rất quan trọng. Khi phát hiện bé có dấu hiệu tự kỷ, mẹ hãy cho bé đi điều trị ngay tức thì. Hãy tìm đến các phương pháp chữa trị cần thiết, cả khi bé chỉ mới có những biểu hiện nhỏ nhất bởi trẻ tự kỷ được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa trị thành công càng cao.
Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu trẻ bị tự kỷ một cách chính xác? Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận biết thường gặp ở những trẻ có hội chứng tự kỷ.
Trẻ tự kỷ bị hạn chế khi tương tác trên nhiều khía cạnh
+ Tương tác bằng mắt: Trẻ thường không nhìn vào người đối diện khi giao tiếp.
+ Điệu bộ nét mặt: Trẻ thường không thể hiện đúng cảm xúc trên khuôn mặt (vui, buồn, chán, cáu gắt…)
+ Cử chỉ và tương tác xã hội hay cảm nhận cảm xúc: Trẻ không biết cách tương tác với người khác bằng ánh mắt cũng như cử chỉ.
+ Kết bạn chơi với bạn: Trẻ thường tự chơi một mình, không biết cách chơi với bạn, đôi khi không biết tự chơi…
Khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội
Trẻ có hội chứng tự kỷ sử dụng ngôn ngữ theo cách máy móc, nhại lại lời của người đang giao tiếp với mình và đôi khi là không hiểu được người đối diện nói gì, không biết cách trả lời… Điều này ảnh hưởng đến việc giao tiếp qua lại của trẻ với những người xung quanh.
Trẻ thường không biết cách khởi xướng trò chơi với trẻ khác và kém trong các trò chơi giàu sức tưởng tượng (chơi giả vờ, bắt chước, đóng kịch…).
Có những hành vi lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu
Trẻ tự tạo ra những hành vi lặp đi lặp lại, không thay đổi và lúc nào cũng cần phải có một thời gian biểu cố định hàng ngày.
Hội chứng tự kỷ giống như là bộ đồ chơi búp bê Nga, mỗi phần của trẻ tự kỷ có từng lớp và phải hiểu đặc điểm của từng lớp đó.
Cá nhân trẻ có hội chứng tự kỷ đều có biểu hiện không giống nhau. Mỗi trẻ lại có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có trẻ biết nói sớm, có trẻ biết nói muộn, có trẻ rất ít nói hoặc không có ngôn ngữ, có trẻ rất nghịch, ngược lại lại có trẻ rất ngoan, có trẻ có thể tự nhai đồ ăn nhưng có trẻ không có khả ăn tự nhai đồ ăn…Và đôi khi trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt mà các trẻ tự kỷ khác không có như: vẽ tranh trừu tượng, đánh đàn, học toán…Có những trẻ có vận động tinh và vận động thô rất tốt và ở một số trẻ các hoạt động vận động tinh và vận động thô lại là một thử thách rất khó khăn với các em.
Tổ chức não bộ trẻ có hội chứng tự kỷ
Tất cả trẻ có hội chứng tự kỷ đều có một điểm chung là “thiếu kết nối” với thần kinh não bộ nên các thông tin khi đưa vào không được xử lý.
Các nghiên cứu cho thấy đặc điểm “thiếu kết nối” là một yếu tố gây ra hạn chế căn bản nhất của trẻ có hội chứng tự kỷ.
Não bộ thần kinh của đứa trẻ bình thường có sự nối kết “siêu tốc” với trung tâm não. Tuy nhiên, ở những trẻ có hội chứng tự kỷ, sự kết nối này bị ngắt quãng. Cũng như con đường, chỉ cần tắc ở một địa điểm nào đó, thì sự di chuyển sẽ bị gián đoạn.
Sự kết nối là điều kiện để bộ não tư duy, kết nối và tăng trưởng. Ở người bình thường, não bộ có thể nhìn thấy một khuôn mặt buồn cười, nhận ra cảm xúc và phản ứng lại một cách phù hợp là do não bộ có khả năng tích hợp thông tin từ môi trường và tạo ra những sự phản ứng thích hợp.
Ở người bình thường.
Sự thiếu kết nối của não bộ trẻ tự kỷ được liên kết bởi “con đường quay trở lại và kết thúc” có nghĩa rằng bộ não không có khả năng tích hợp thông tin. Não bộ ở trẻ có hội chứng tự kỷ không phải lúc nào cũng thấy được một khuôn mặt buồn cười và nhận ra cảm xúc. Khi não không có khả năng kết nối thông tin, tất cả các yếu tố phát triển khác sẽ bị ảnh hưởng.
Ở người có hội chứng tự kỷ.
Những khiếm khuyết căn bản của hội chứng tự kỷ
Khi não bộ thiếu kết nối, sự phát triển bị thay đổi và trẻ có chứng tự kỷ sẽ bắt đầu quá trình thụt lùi ở một số lĩnh vực quan trọng. Chương trình Can thiệp Phát triển Quan hệ (RDI) coi những khiếm khuyết này là căn bản của chứng tự kỷ.
Ngọc Trang
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.