Chùa Cầu là một trong những di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm nay, gắn liền biết bao thăng trầm thịnh suy của dòng lịch sử. Với những nét độc đáo và tiêu biểu, Chùa Cầu không chỉ là nơi linh thiêng thờ phụng mà hơn nữa còn là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, tạo nên ấn tượng thu hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Hội An.
Cho đến nay, sự ra đời của Chùa Cầu có nhiều giai thoại lịch sử khác nhau. Theo thư tịch cổ chép rằng, vào năm 1617 đã tìm thấy cây cầu với tên gọi Cầu Nhật Bản bên dòng sông Cổ Cò (nay là sông Hoài). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của quốc triều sử nhà Nguyễn dưới triều vua Tự Đức ghi: Cầu ở xã Cẩm Phô, Hội An… Tương truyền, cầu do một người buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói.
Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa – hạ cầu, có kích thích 3m x 18m. Mái Chùa lợp ngói âm dương, có trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Điều đặc biệt, ở phía Tây cầu đặt 2 tượng khỉ, phía Đông đặt 2 tượng chó, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An được người Nhật luôn quý trọng thờ ở hai đầu cầu.
Theo tương truyền, người Nhật chọn việc dựng con chó và con khỉ ở hai đầu cầu cũng là có dụng ý. Thoạt nhìn, người ta nghĩ rằng đó là tượng con chó và con khỉ được đúc bằng đá, nhưng thực chất nó được làm bằng gỗ và cho mạ màu vàng. Được làm bằng gỗ nhưng hình ảnh hai con linh vật này trải qua 500 năm lịch sử nhưng vẫn giữ mãi được hình ảnh, với khuôn mặt đầy bí hiểm không bị hư hỏng hay phai màu. Duy chỉ có một lần trong một trận lụt lịch sử, Chùa Cầu tượng khỉ đã bị lũ cuốn trôi.
Trong nét văn hóa tâm tinh của người Nhật con khỉ là động vật thân thiết hắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của khỉ được tôn vinh như nghịch ngợm, thông minh. Nó là loài vật có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu thuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thứ vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Còn trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, nhanh nhẹn.
Cũng vì hình ảnh của con khỉ như trên mà những kiến trúc sư xây dựng cây cầu này muốn bày tỏ sự nhanh nhẹn, thông minh. Bên cạnh đó còn mang tới những điều vui vẻ hài hước. Khi đi qua cây cầu này những ưu tư muộn phiền, hay làm ăn thua lỗ trong một ngày buôn bán của người dân được vơi đi phần nào.
Quan sát kỹ hai bức tượng tượng khỉ ở Chùa Cầu, đó là một con đực và một con cái cùng áp mặt vào nhìn nhau như có ngụ ý là “có đôi có cặp” với ý niệm cầu mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ, may mắn, phồn thực như ý nghĩa của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Thêm vào đó lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu, nhiều người cho rằng việc cân xứng 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên là để ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Hơn nữa, có người cho rằng việc xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn: Thân chỉ hướng “Tây Nam”; còn Tuất chỉ hướng “Tây Bắc”.
Nguồn: Theo Khám phá
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.