Khí hậu thay đổi là điều không mới trong cuộc sống. Hàng trăm hoặc có khi đến hàng ngàn năm sau, những tảng băng đồ sộ ở Nam Cực mới được nâng cao và trượt xuống cũng giống như sự nóng và ấm lên của Trái đất.
Bằng việc dùng máy đo niên đại Cacbon-14, nhà khoa học Steven D.Emslie đã xác định được tuổi của loài chim cánh cụt Adelie cổ đại cư trú ở đây là 45.000 năm, cao hơn bất kỳ loài chim cánh cụt nào được biết.
Ông còn vẽ được biểu đồ dân số giữa loài chim với sự thay đổi, tạo thành lớp băng mới. Cuối cùng ông đã tính chính xác được thời gian duy chuyển của lớp băng.
Chim cánh cụt Adelie trở về cùng một vị trí làm tổ năm này qua năm khác và để lại vô số dấu vết như xương, lông, phân… hầu như ở khắp mọi nơi. Thậm chí ông còn tìm được xác ướp có thời gian xấp xỉ 100 năm của loài chim này.
“Adelie là loài cánh cụt nhỏ, và có mặt khắp mọi nơi ở Antarctica. Nó làm tổ dọc theo bờ các con sông băng. Những dấu vết mà loài chim cổ để lại được giữ nguyên vẹn, đồng thời nó cũng được nâng cao và hạ xuống cùng với lớp băng ở vùng này. Dựa vào dấu vết cổ đó, tôi đã phát hiện được rằng, bờ Bắc của con sông băng Ross được nâng cao cách đây 13.000 năm, khi mà nó bắt đầu bị trượt vào cuối thời kỳ băng hà.” – Emsile đã viết như vậy trong cuốn sách với nhan đề “Lịch sử 45.000 năm của cánh cụt Adelie và sự thay đổi khí hậu ở sông Ros Antarctica.”
Băng ở Nam Cực đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhiệt độ của trái đất và đại dương, khi mà các bề mặt băng ở đây phản chiếu ánh sáng mặt trời.
Kết quả nghiên cứu của Emsile đã được tài trợ bởi Quỹ tài trợ khoa học quốc gia, Viện địa lý xã hội và Nasa.
Chim cánh cụt Adelie (Ảnh: LiveScience)
TRẦN VĂN
Theo Sciencedaily, Tuổi trẻ