Nếu bạn định tới sở thú hay bảo tàng hải dương học, bạn sẽ thấy một vài loài cá mập khá ngoan ngoãn trong lồng kính, nhưng bạn sẽ rất khó tìm thấy thấy cá mập trắng, mặc dù đó là loài cá mập được nhắc đến nhiều nhất.
Nếu bạn định tới sở thú hay bảo tàng hải dương học, bạn sẽ thấy một vài loài cá mập khá ngoan ngoãn trong lồng kính, nhưng gần như, bạn sẽ tìm thấy thấy cá mập trắng, mặc dù đó là loài cá mập được nhắc đến nhiều nhất.
Điều này không có nghĩa là các sở thú đã cố gắng thử nuôi cá mập trắng trong lồng kính. Thực tế, mỗi lần cá mập trắng được đưa ra trưng bày, đám đông kéo đến ùn ùn để chiêm ngưỡng.
Vấn đề là gần như tất cả những con cá đem trưng bày này chết sau một vài ngày hay vài tuần, chúng là sinh vật khó nuôi trong lồng nhất, nhưng tại sao?
Cơ bản, có hai lí do cá mập trắng không được nuôi trong lồng: cần phải chi trả cả gia tài để đưa chúng về và quan trọng nhất – cá mập trắng chết rất nhanh khi không được sống dưới biển bất kể người ta có làm gì. Để hiểu hơn về điều này, hãy xem lại các con cá mập trắng được nuôi dưỡng trong lồng đã sống được bao lâu.
Trước năm 2004, con cá mập trắng sống sót lâu nhất trong lồng là 16 ngày, bất kể rất nhiều tổ chức ra sức cứu giúp.
Một giả thiết bởi các nhà khoa học tại viện hải dương Steinhart, Mỹ: “Trong hầu hết các trường hợp, có thể nói các con cá này đơn thuần bị bắt trong lúc sắp chết, chỉ là có con sống dai hơn con khác thôi.”
Nói cách khác, các con cá được bắt về các bảo tàng hải dương đã bị thương sẵn và không thể hồi phục. Các thương tổn này có thể do vận chuyển hay khi chúng bị vớt lên từ biển (một công việc cực kì khó).
Năm 2004, bảo tàng hải dương vịnh Monterey đã chứng minh được rằng có cách giữ cho cá mập trắng sống tới 6 tháng sử dụng một bể chứa 3.785.411 lít nước cao 10 mét được thiết kế riêng cho các động vật bơi tự do dưới nước,
Mặc dù có chiếc bể này, bảo tàng vẫn phải dùng một con cá mập trắng bé chỉ dài hơn 1,2 mét – quá nhỏ bé so với kích thước thực của cá mập trắng thông thường (4,5 mét) – để cho nó có chỗ bơi lội. Cá bé cũng tiện hơn do ở kích cỡ đó chúng vẫn ăn cá bé được, dễ chăm sóc hơn.
Sau khi thành công nuôi con cá này trong 6 tháng, bảo tàng thả nó về biển sau khi nó đã tấn công và giết chết một số bạn cùng lồng.
Đây là thời gian lâu nhất mà cá mập trắng có thể sống trong lồng, và điều này có lẽ sẽ không xảy ra nhiều trong tương lai – mặc dù đạt được thành công – do cá mập trắng rất dễ gặp căng thẳng khi bị nhốt trong lồng, ngay cả khi mọi điều kiện đều tối ưu.
Cá mập trắng, không như nhiều loài cá khác được nuôi tại bảo tàng hải dương, không thích bị nhốt trong không gian kín lâu. Chúng thích bơi tự do trong khoảng cách xa khi nào chúng muốn.
Khi một con cá mập bị đưa ra khỏi môi trường sống của nó và nuôi trong bể – ngay cả với bể lớn – chúng thường xuyên đâm vào kính, làm xước mũi và mang bên của mình – cho tới khi lí do gì đó, vết thương hoặc stress giết chết chúng.
Vì vậy, rất khó hay gần như là không thể nuôi cá mập trắng trong bảo tàng hải dương học.
Có thể trong tương lai các nhà khoa học sẽ đưa ra một phương pháp để nuôi những sinh vật kì vĩ này trong lồng kính để công chúng chiêm ngưỡng tận mắt, nhưng câu hỏi chính ở đây là: chúng ta có nên cố thử, hay cứ để chúng yên?
Theo genK.vn