Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hôm qua có báo cáo gửi lên thành phố về giải pháp bảo đảm môi trường sống của Rùa hồ Gươm, trong đó đề xuất không gắn thiết bị điện tử cho Rùa.
>> Tranh cãi về việc gắn thiết bị theo dõi cụ Rùa
>> Cụ Rùa sẽ được gắn thiết bị định vị trước khi thả về hồ Gươm
Theo đó, nếu cần xác định vị trí Rùa và hỗ trợ công tác bắt Rùa phục vụ chữa trị hoặc kiểm tra sau này sẽ dẫn dắt và cách ly theo phương pháp đã làm. Trong thời gian một cụ Rùa đang được chữa trị, nếu cần xem có bao nhiêu Rùa dưới hồ, Sở cho rằng có thể thực hiện thông qua việc quan sát bằng mắt thường và chụp ảnh.
“Khi lắp đặt thiết bị theo dõi, cần phải khoan vào phần sụn phía cuối mai Rùa hoặc buộc đai quanh cơ thể dễ khiến Rùa bị mắc kẹt hoặc chết đuối khi đai vướng vào rễ cây quanh hồ“, tiến sĩ Lê Xuân Rao, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội nói.
Rùa hồ Gươm đã lành vết thương (ảnh do Phó giáo sư Hà Đình Đức cung cấp).
Sở cũng đề xuất thành phố nên đưa Rùa trở lại môi trường tự nhiên càng sớm càng tốt để Rùa không mất bản năng tự nhiên. Theo tiến sĩ Rao, nếu sức khỏe cụ Rùa tốt, trong khi hồ chưa cải tạo xong, có thể nạo vét bùn và xử lý nước hồ cục bộ ở gần Tháp Rùa và tạm thời đưa rùa trở lại khu vực này để tiện chăm sóc cho đến khi hoàn thành nạo vét bùn và xử lý nước hồ.
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng đề nghị thả một số loài cá như trôi, chép, mè trắng, mè hoa… để bổ sung thức ăn cho Rùa.
Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tiếp tục thực hiện thí điểm hút bùn hồ Gươm bằng công nghệ của Đức.
Theo Vnexpress