Đi tìm bản ngã

Đi tìm bản ngã

Khoa học thần kinh hiện đại vẫn đang dò dẫm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cũ kỹ: Ta là ai?

Xác cũ hồn mới!

Vào ngày 13.9.1848, một công nhân tên là Phineas Gage đang tham gia xây dựng một tuyến đường sắt ở Cavendish, Vermont (Mỹ). Trong vai trò là đốc công của một nhóm thợ, nhiệm vụ của anh là đặt các khối thuốc nổ để mở một lối đi xuyên qua những ngọn đồi gần một thị trấn có tên là Cavendish. Trong khi anh đang nhồi một khối thuốc nổ xuống đất bằng một thanh sắt, nó đã phát nổ sớm, và làm bật thanh sắt đâm xuyên qua sọ anh.

Các tai nạn vẫn luôn xảy ra trong các dự án về xây dựng. Nhưng lý do của việc mọi người còn nhớ tới tai nạn của Gage là bởi vì anh vẫn sống sau tai nạn đó. Hay nói đúng hơn, cơ thể anh đã sống sót sau tai nạn đó. Trên thực tế, anh chàng Gage quay trở lại với công việc không phải là anh chàng Gage đã đưa thanh sắt vào cái lỗ nhồi thuốc nổ ấy. Trước khi xảy ra tai nạn, Gage là một người sống nghiêm túc không nghiện ngập, siêng năng, rất được mọi người kính trọng và làm việc gì cũng thành công. Nhưng sau đó, anh là một tay nghiện rượu ăn nói thô lỗ tục tĩu, thụ động lười biếng và là một kẻ thất bại. Nhân dạng của anh đã bị thay đổi theo một cách đặc biệt bởi một sự hư tổn đặc biệt đối với một phần đặc biệt của bộ não.

Đi tìm bản ngã
Tượng đúc từ khuôn mặt thật của Phineas Gage khi qua đời năm 1860, nay được
lưu giữ tại Bảo tàng Giải phẫu học Warren (Mỹ). Phineas Gage là trường hợp biến
đổi nhân cách nổi tiếng nhất trong lịch sử thần kinh học (Ảnh: harvard.edu)

Tai nạn của Gage gây nhiều ngạc nhiên vì nó đã soi sáng câu hỏi về thuyết nhị nguyên (dualism). Thuyết này cho rằng, mặc dù trí óc nằm trong bộ não, nhưng nó có sự tồn tại độc lập và do đó không được đánh đồng nó với bộ não. Điều đã đột nhiên làm thay đổi con người Gage cho thấy rằng bộ não và trí óc là không độc lập. Nếu bản chất của cá tính con người có thể bị thay đổi bởi một tai nạn vật lý, thì nghĩa là bộ não là một cơ chế tạo ra bản ngã, chứ không đơn thuần chỉ là một nơi trú ngụ của nó. Quan sát này dẫn chuyển câu hỏi “Ta là ai?” từ phạm trù triết học sang phạm trù khoa học.

Cơ chế của nhân cách

Ba mươi năm sau tai nạn ở Cavendish, một nhà thần kinh học người Pháp tên là Paul Broca đã hệ thống hoá một nghiên cứu về tác động của sang chấn não đối với trí óc, với phát hiện rằng một số loại nhược điểm về lời n

Đi tìm bản ngã

Xương sọ của Phineas Gage đã bị thanh sắt xuyên thủng từ dưới gò má trái thẳng lên đỉnh đầu (Ảnh: sciencemuseum)

ói nhất định là kết quả của hư tổn tới phần não gọi là thuỳ thái dương trái. Hư tổn não tại chỗ thuộc loại này được các nhà thần kinh học gọi là một lesion (sang chấn). Do đó việc nghiên cứu nó được gọi là phương pháp lesion.

Phương pháp mới của Broca nhanh chóng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tất cả các loại triệu chứng thần kinh lạ hiện đều được giải thích bởi các hư tổn não cụ thể. Chẳng hạn, một sự bất lực trong nhận thức về các chuyển động (mặc dù bệnh nhân có thể nhìn thấy các vật thể đứng yên bất động) là do hư tổn ở vùng thuỳ thái dương, và việc không thể nhận diện các khuôn mặt là do hư tổn ở nếp cuộn não hình thoi. Hiện giờ, không ai còn nghi ngờ thắc mắc về việc những phần đặc biệt của bộ não được giao nhiệm vụ quản lý những hoạt động đặc biệt.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng của Broca không đầy đủ. Một số phát hiện của các nghiên cứu theo phương pháp Broca có thể là sự chấm dứt cho thuyết nhị nguyên, nhưng thế giới vẫn chưa thực sự sẵn sàng để chấp nhận những giải thích máy móc về bản ngã mà công trình của Broca và những người kế tục ông đã đưa ra. Trong hầu hết thế kỷ 20, một phiên bản thuyết nhị nguyên khác dựa trên ý tưởng về linh hồn đã rất phổ biến. Sự khác biệt mà các nhà tâm thần học nêu ra giữa các bệnh về thần kinh và bệnh tâm thần ngụ ý rằng có một tâm thần (chứ không phải linh hồn) có thể bị hỏng hóc một cách độc lập với các triệu chứng vật lý ở não.

Khi ý tưởng đó được kiểm chứng bằng tác động của các thuốc chữa bệnh thể chất, như thuốc chống suy nhược, được dùng trong chữa trị bệnh tâm thần, thì thuyết nhị nguyên trở lại với một hình thức khác. Có nhiều người – mà trong số đó hầu hết sẽ không coi mình là những người theo thuyết nhị nguyên – cho rằng bộ não cũng giống như một chiếc máy tính, và trí óc thì giống như là một phần mềm chạy trên chiếc máy tính đó. Nhưng phép loại suy này cũng có thiếu sót. Bạn không phải mất công nhiều để làm hỏng một chiếc máy tính khiến nó không thể chạy các chương trình phần mềm. Nhưng trường hợp của Gage và nhiều trường hợp khác cho thấy, cơ thể vẫn có thể lê bước đi, dù có những thay đổi, sau khi đã bị hỏng não khá nặng nề.

Đi tìm bản ngã
Nhà thần kinh học người Pháp tên là Paul Pierre Broca (1824 – 1880) đã hệ thống
hóa một nghiên cứu về tác động của sang chấn não đối với trí óc. (Ảnh: mpiwg-berlin.mpg.de)

Nhìn thấy… bản ngã

Đi tìm bản ngã

Bạn có thể dùng nó để nhìn thấy bản ngã đang vận hành ra sao nếu đặt một người vào trong một chiếc máy quét fMRI

Mặc dù vậy, những người kế tục Broca hiện giờ đã có một loạt những kỹ thuật mới để thẩm tra câu hỏi này. Kỹ thuật nổi tiếng nhất là một cách quét bộ não gọi là phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (functional magnetic-resonance imaging – fMRI). Điều làm cho phương pháp này trở nên phổ biến như vậy là vì nó ghi lại các hoạt động cũng như cơ cấu giải phẫu. Nói cách khác, bạn có thể dùng nó để nhìn thấy bản ngã đang vận hành ra sao! Tất cả những gì bạn cần làm là đặt ai đó vào trong một chiếc máy fMRI, bảo họ làm một việc gì đó và xem những phần não nào sáng lên.

Công nghệ mới này đã mang lại cuộc cách mạng trong khoa học thần kinh, tuy nhiên, nó không tránh khỏi có những phê phán, chỉ trích. Người ta chỉ ra rằng những kết luận lớn thường được rút ra từ những mẫu ví dụ nhỏ, rằng những thay đổi trong hành động quan sát được bởi máy fMRI là không trực tiếp (kỹ thuật này đo huyết áp và độ tiêu thụ ôxy chứ không phải hoạt động điện của các tế bào thần kinh), và rằng cuộc cách mạng này khá nghèo nàn. Các điểm riêng lẻ trong một bức ảnh chụp bởi fMRI có hình hai hoặc ba mô não có kích thước milimet khối, tức là hàng trăm nghìn tế bào thần kinh. Tất cả những chỉ trích này là chính đáng, được chứng minh là đúng. Nhưng đó là những thời kỳ đầu. Trong khoa học, thời gian sẽ nói lên nhiều điều. Các nghiên cứu chất lượng được lặp lại và được viết thành sách. Những nghiên cứu không tốt không thể được lặp lại và sẽ biến mất khỏi lỗ hổng trí nhớ.

Vào thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học cảm thấy họ đang tiếp cận tới những khái niệm lớn như các quy luật của nhiệt động lực, điện từ và bảng tuần hoàn nguyên tố nhưng không thực sự biết họ đang tìm kiếm cái gì. Đó là chuyện rất bình thường của thời đó. Ngày nay dường như có ít hơn những khái niệm mới, và các thí nghiệm thường được thực hiện với niềm mong đợi một kết quả cụ thể. Nhưng khoa học thần kinh là một lĩnh vực chắc chắn vẫn đang chờ đợi các khái niệm lớn. Và khi chúng được khám phá, chắc chắn chúng sẽ giúp con người hiểu rõ về mình.

Đi tìm bản ngã
Các hoạt động của “bản ngã” hiển thị trên màn hình máy tính trong khi quét fMRI

Đi tìm bản ngã
Dường như bộ não là một cơ chế tạo ra bản ngã, chứ không đơn thuần chỉ là một nơi trú ngụ của bản ngã.

Đông Phong

 

Theo Sài Gòn tiếp thị