Lạc đà thường được biết đến như một phương tiện thồ hàng trên xa mạc, nhưng trong lễ hội Naadam, chúng cũng tỏ ra là những “tay đua” vô cùng thiện chiến trên cao nguyên phủ đầy tuyết.
Lễ hội Naadam được tổ chức hàng năm vào mùa đông, trên thảo nguyên Hulun Buir thuộc khu tự trị Nội Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc. Đây là dịp phô diễn những trò chơi giải trí và các môn thể thao truyền thống của người dân du cư Mông Cổ, trong đó có nhảy dân gian, đấu vật, bắn cung, đua ngựa và tất nhiên là cả đua lạc đà nữa.
Những người đàn ông của bộ lạc Mông Cổ trông thiện chiến trên lưng những chú… lạc đà.
Lễ hội này bắt nguồn từ truyền thống thiện chiến của người Mông Cổ, và được cho là đã tồn tại trong nhiều thế kỷ dưới nhiều dạng khác nhau. Theo truyền thống, sự kiện được tổ chức như một cuộc diễu hành quân đội và các cuộc thi đấu thể thao để ăn mừng các dịp đặc biệt.
Lạc đà cũng được sử dụng để kéo xe trượt truyết trên cao nguyên Hulun Buir.
Đối với người Mông Cổ, lễ hội Naadam có ý nghĩa đơn thuần là một cuộc chơi. Lễ hội bắt đầu bằng một nghi lễ mở màn công phu với sự trình diễn của các vũ công, đấu sĩ, lài ngựa và các nhạc công.
Màn đua ngựa trứ danh của người Mông Cổ trong lễ hội Naadam.
Lễ hội Naadam lớn nhất được tổ chức ở Ulaanbaatar, thủ đô của đất nước Mông Cổ, và diễn ra vào mùa hè hàng năm để kỷ niệm cuộc cách mạng năm 1921 giúp quốc gia này giành được độc lập.
Các thị trấn có đông người bộ lạc Mông Cổ sinh sống ở Trung Quốc cũng tổ chức các lễ hội Naadam, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Trang phục truyền thống sặc sỡ với mũ lông của phụ nữ Mông Cổ.
Lễ hội ở Hulun Buir là sự kiện gần đây nhất được các nhà chức trách Trung Quốc tận dụng để quảng bá cho ngành du lịch ở các miền đất xa xôi của đất nước rộng lớn này trong mùa giá lạnh. Kế hoạch kinh tế 5 năm mới nhất của Trung Quốc đã đề ra mục tiêu tăng trưởng ngành du lịch 10% mỗi năm lên 2,3 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm 2015, từ 1,44 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm 2010.
Một show trình diễn nhằm thu hút khách du lịch.