Đĩa bay kiểu mới ra đời tại Mỹ

Đĩa bay kiểu mới ra đời tại Mỹ

Một chiếc đĩa bay đã làm việc thực sự, nhưng không phải đến từ vũ trụ, mà từ Florida, Mỹ.

Subrata Roy, một giáo sư cơ khí tại Đại học Florida, đang cố gắng đăng ký phát minh cho thiết kế của mình về một loại tàu bay hình nón, có thể xoay tròn được mà ông gọi là WEAV – một loại phương tiện bay điện từ không cánh.

Nguyên mẫu được đặt ra với vài ưu điểm. Nó có thể lơ lửng trên trời và cất cánh thẳng đứng. Do không có các phần cử động, nên WEAV có độ chắc chắn cao. Và mặc dù mô hình chạy pin chỉ có bề rộng 15 cm, Roy tin rằng hoàn toàn có thể chế tạo một phi thuyền lớn theo kiểu dáng như vậy.

Đĩa bay kiểu mới ra đời tại Mỹ

NASA bày tỏ sự quan tâm đến mô hình đĩa bay WEAV. (Ảnh: Livescience)

Roy đã ứng dụng kinh nghiệm của mình có được trong nghiên cứu về plasma do không quân Mỹ tài trợ để phát triển hệ thống đẩy cho các thiết bị bay điển hình. Và đây là cơ chế làm việc của nó: Các điện cực phủ trên bề mặt của đĩa bay sẽ ion hóa không khí xung quanh, tạo ra plasma bao quanh thiết bị. Một dòng điện gửi xuyên qua lớp plasma này sẽ tạo ra một lực không chỉ đủ để nâng và tạo chuyển động cho đĩa bay, mà còn giúp nó ổn định trong điều kiện có gió.

Ngoài dự định cung cấp thiết bị giám sát trên mặt đất, Roy còn nhìn xa hơn, tới các thế hệ phi thuyền có thể vận hành trong các bầu khí quyển khác, như ở mặt trăng Titan của sao Thổ. Tuy nhiên, đường từ ý tưởng đến sản xuất thực tế có thể không bằng phẳng như vậy.

 

Theo T. An (theo LiveScience, VnExpress)