Đồ ngọt là món ăn ưa thích của nhiều người, giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên việc lạm dụng đồ ngọt có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bạn.
-
1
Viêm âm đạo
Với những phụ nữ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ viêm âm đạo ở phụ nữ. Nguyên nhân gây viêm âm đạo là do sự xâm nhập của khuẩn candida, một loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường axit. Trong khi đó, lượng đường trong máu cao, lượng glucose, glycogen tăng do ăn quá nhiều đồ ngọt chính là yếu tố góp phần tăng nồng độ axit âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn candida phát triển.
-
2
Viêm dây thần kinh thị giác
Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh thị giác rất phức tạp, có liên quan đến việc thiếu vitamin B1 – một trong những nguồn dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các dây thần kinh. Khi bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây thiếu hụt vitamin B1. Do đó, người lạm dụng đồ ngọt dễ bị mỏi mắt, suy giảm thị lực hơn những người bình thường.
-
3
Loãng xương
Thói quen lạm dụng đồ ngọt sẽ tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như axit pyruvic, acid lactic… làm nghiêm trọng tình trạng nhiễm axit của cơ thể.
Do đó, để đảm bảo sự cân bằng axit, cơ thể cần tiêu thụ nhiều chất như kiềm, magiê, canxi, natri… để phẩn ứng với các chất có tính axit. Điều này sẽ gây ra hiện tượng thiếu canxi, ảnh hưởng xấu tới hệ xương khớp.
-
4
Sỏi mật
Theo các nghiên cứu, phụ nữ trên 50 tuổi ăn quá nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao. Việc bổ sung lượng đường vượt mức cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bài tiết ra insulin, gây mất cân bằng nghiêm trọng của cholesterol, axit và lecithin trong mật.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường cũng là nguyên nhân chính gây béo phì, tiểu đường, tăng nguy cơ bệnh sỏi mật.
-
5
Mệt mỏi
Đồ ngọt cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều đồ ngọt lại gây phản tác dụng. Cơ thể không hấp thu hết được lượng đường từ đồ ngọt sẽ cần sự tham gia của một lượng lớn vitamin B1. Sự thiếu hụt vitamin B1, loại vitamin ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não sẽ gây tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
-
6
Ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng
Những người thường xuyên ăn đồ ngọt thường có khả năng hấp thụ các dưỡng chất kém, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt… Vì vậy, những người ở độ tuổi trưởng thành không nên ăn nhiều đồ ngọt.
-
7
Đẩy nhanh quá trình lão hoá
Một phần lượng đường bạn hấp thụ từ đồ ngọt sau khi vào máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Do đó, lượng đường lưu thông trong máu cao do ăn nhiều đồ ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
-
8
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, lạm dụng đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Việc ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu), đặc biệt là thức ăn chứa nhiều đường như đồ ngọt sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.