Điểm danh thực phẩm ngậm hóa chất đầu độc người Việt

"Điểm mặt" 10 món ăn "ngậm" hóa chất phục vụ thị trường Tết 6

Thông tin về những thực phẩm ngậm hóa chất cực độc, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang và lo lắng.

Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất

Để hàng loạt gà, vịt sau khi giết mổ được vàng ươm, nhiều lò giết mổ không ngại dùng hóa chất để tẩm ướp.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet
 Hình ảnh những con gà được ngâm hóa chất để có màu vàng ươm khiến nhiều người bức xúc. Ảnh: Zing.

Đã có lần dư luận sốc sau khi báo chí thông tin về một số cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn TP HCM bị phát hiện sử dụng hóa chất để nhuộm vàng gà vịt tăng phần bắt mắt, thậm chí ngâm gà vịt trong hóa chất để dễ vặt lông…Theo các chuyên gia  thực phẩm nhuộm hóa chất có nguy cơ gây ung thư cho người ăn.

Bún được làm trắng bằng chất tẩy rửa

Để giúp bún trắng bóng, thay vì sử dụng các chất tẩy trắng dùng cho thực phẩm theo danh mục phụ gia của Bộ Y tế, các cơ sở sản xuất bún lại sử dụng chất màu huỳnh quang (tinopal).

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-2
 Bún được tẩy trắng bằng hóa chất trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Zing.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.

Thịt lợn “ngậm” chất cấm

Tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã không tiếc tay “đầu độc” lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn. Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-3
 Thịt lợn chứa chất tạo nạo gây nguy hiểm cho người dùng. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Trong quá trình mua bán, thịt lợn cũng “chạy” qua hàn the, hóa chất bảo quản để giữ màu tươi lâu, không bị thiu thối đến hàng tuần.

Măng tươi ngâm hóa chất hai năm không hỏng

Măng ngâm hóa chất là măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với bột măng (màu vàng). Măng ngâm hóa chất nhìn đẹp mắt, vị ngọt, ngon và giòn hơn măng tự nhiên.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-4
 Măng được ngâm hóa chất có màu vàng tươi  bắt mắt. 

Báo Chất lượng Việt Nam dẫn nguồn tin cho biết, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện mẫu măng tươi có chứa chất Sulfur dioxide cao hơn 10 lần cho phép.

Sulfur dioxide là chất hóa học dùng để tẩy trắng giấy công nghiệp và là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Chất này có thể dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm, nhưng hàm lượng cho mỗi loại thực phẩm là khác nhau. Nếu quá hàm lượng cho phép sẽ khiến con người viêm phổi, các bệnh về mắt, thậm chí gây tử vong.

Hô biến thịt lợn thành thịt bò

Bằng cách “hô biến” thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-5
Thịt lợn ướp phụ gia, hóa chất để thành thịt bò. Ảnh: Zing. 

Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng.

Hầm xương bằng bột tẩy bồn cầu

Một số quán hàng ở Hà Nội từng bị phát hiện dùng bột nhừ (bột khai) để làm nhừ nhanh thức ăn (xương, chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-6

 Chỉ cần một thìa bột rửa bồn cầu xương sẽ nhanh nhừ mà không tốn thời gian. Ảnh: CafeF. Loại bột này có tên Natri Hydro Carbonat (NaHCO3). Theo quy định của Bộ Y tế, chúng chỉ được dùng tối đa 45g trên một kg thực phẩm cần chế biến, song cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao).

Ruốc biển nhuộm hóa chất đỏ

Mới đây, Lê My (Phú Yên) đưa lên trang cá nhân loạt ảnh chuyến về quê mới nhất chị chụp cảnh ngư dân Gành Đỏ (Sông Cầu, Phú Yên) đang ướp ruốc bằng hóa chất đỏ ngay trên bãi biển. Đồng thời miêu tả lại quá trình người dân nhuộm đỏ ruốc như thế nào.

Diem danh thuc pham ngam hoa chat dau doc nguoi Viet-Hinh-7
 Ruốc ngâm hóa chất màu đỏ au. Ảnh: FB Lê My.  

Ruốc biển sau khi được đánh bắt từ biển sẽ được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguồn: Theo Kiến thức

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.