Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

Việc không ăn hết thức ăn, đun đi đun lại là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên nhiệt độ có thể gây biến đổi thành phần dinh dưỡng của một số món ăn.

  • 1

    Thịt gà

    Thịt gà là món ăn không nên đun lại nhiều lần. Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá.

    Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

    Thịt gà là món ăn không nên đunlại, bởi có thể mất chất dinh dưỡng, gây biến đổi protein

    Tuy nhiên, khi bạn đun thịt gà nhiều lần, các protein trong thịt sẽ biến đổi và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, bạn chỉ nên mua lượng thịt vừa đủ và ăn hết trong một bữa. Nếu bắt buộc phải dự trữ thực phẩm, bạn nên bảo quản thịt gà sống trong tủ lạnh và để rã đông tự nhiên vài giờ trước khi chế biến. Ngày Tết đến, lượng thực phẩm của các gia đình đều tăng vọt, nên việc thức ăn thừa ra là không tránh khỏi. Để tránh lãng phí, bạn chỉ nên nấu mỗi món một lượng ít vừa đủ ăn, nếu còn thừa phải cất đi thì cũng chỉ nên đun lại 1 lần mà thôi.

  • 2

    Khoai tây

    Khoai tây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời. Song khi bạn dùng khoai tây hâm nóng lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng mất hết, thậm chí chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, việc chiên đi chiên lại nhiều lần khoai tây ở nhiệt độ cao có thể làm sản sinh các chất gây ung thư.

    Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

    Khoai tây là món ăn không nên đun lại

    Bên cạnh đó, khi chế biến khoai tây bạn cũng cần tránh những củ khoai tây để lâu ngày đã mọc mầm. Lúc này, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường và tiếp tục chuyển hóa thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các chất này có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó thở…

  • 3

    Nấm

    Nấm là món ăn ưa thích của nhiều người, có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe và là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ngon ngày Tết . Tuy nhiên, nấm chỉ nên ăn lúc còn tươi và không bao giờ đun lại nhiều lần. Nhiệt độ cao có thể khiến các protein trong nấm thay đổi và trở nên nguy hiểm đối với cơ thể con người. Đặc biệt, khi ăn nấm bạn cần chú ý chọn các loại nấm đảm bảo sức khỏe, tránh nhầm lẫn với nấm độc.

  • 4

    Trứng

    Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

    Trứng cũng nằm trong danh sách các món ăn không nên đun lại

    Trứng là nguồn cung cấp dồi dào protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất thích hợp và cân đối. Nhưng đây cũng là món ăn không nên đun lại, bởi nếu đun lại nhiều lần, các protein trong trứng sẽ bị phá hủy. Thậm chí, trứng có thể biến đổi thành phần dinh dưỡng thành chất gây hại và gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn nên ăn hết trứng ngay trong một bữa, tránh tình trạng hâm nóng lại món ăn này. Đặc biệt với các món ăn ngày tết có trứng bạn cũng hạn chế tối đa việc đun lại nhé.

  • 5

    Củ cải đường

    Củ cải đường là loại thực phẩm giàu protein thô, đường hòa tan, chất béo , vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhờ đó, thường xuyên ăn củ cải đường có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu và phòng ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.

    Tuy nhiên, bạn chỉ nên chế biến củ cải đường đủ ăn trong một bữa. Bởi việc đun đi đun lại sẽ khiến các gốc nitrat và chất dinh dưỡng quý trong củ cải đường bay hơi hết. Lúc này, củ cải đường không còn giữ được công dụng bảo vệ sức khỏe.

  • 6

    Cần tây

    Cần tây chứa nhiều canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, vitamin… Nhờ đó, thường xuyên ăn cần tây có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, đảm bảo tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não.

    Điểm mặt 7 món ăn không nên đun lại trong ngày Tết

    Nếu muốn hâm lại món chứa cần tây, bạn hãy loại bỏ hết loại rau này trong món ăn trước khi tác động nhiệt

    Rau cần tây là một loại gia vị quan trọng trong các món súp, xào… Nhưng việc đun lại nhiều lần loại rau này có thể sinh ra chất nitrit gây bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.

  • 7

    Rau bina

    Rau bina được ví như “siêu thực phẩm” cho bé vì hàm lượng dinh dưỡng phong phú với 20 loại vitamin và khoáng chất. Nhờ đó, loại rau xanh này có công dụng phòng các chứng bệnh thiếu canxi, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều các carotenoid , giúp bảo vệ mắt khỏi các bệnh như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.

    Tuy nhiên, món rau bina được hâm lại nhiều lần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do nhiệt độ khiến các gốc nitrat trong rau bina biến đổi thành nitrit – một hợp chất gây ung thư. Vì vậy, để hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng trong rau bina và đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn rau bina ngay sau khi chế biến, tránh đun lại nhiều lần.

    Ngoài những món ăn không nên đun lại trong ngày Tết, bạn nên tham khảo thêm:

    >> Sai lầm ‘chết người’ khi nấu ăn ngày Tết dễ gây ung thư

    >> 10 sai lầm khi nấu thịt dịp Tết khiến bạn rước bệnh vào người

    >> Nhận dạng thịt lợn tiêm hóa chất gây hại sức khỏe

  •