Điên đầu với những nghịch lý “đố bạn chứng minh”

0
103
Điên đầu với những nghịch lý

Các nghịch lý đã được người Hy Lạp cổ đại phát hiện và tranh luận từ thời xa xưa. Cùng điểm qua những nghịch lý nổi tiếng được nhắc đến trong triết học và khoa học qua nghiên cứu dưới đây.

Điểm danh những nghịch lý oái oăm được nhắc đến nhiều nhất

1. Nghịch lý Achilles và con rùa

Hãy tưởng tượng Achilles (một nhân vật anh hùng trong thần thoại Hy Lạp) và một chú rùa bước vào một cuộc chạy đua. Achilles để cho rùa đi trước 100m rồi hai đối thủ mới cùng xuất phát.


Sơ đồ nghịch lý Achilles và con rùa.

Sau khi Achilles chạy xong 100m đầu tiên, chú rùa dù chậm chạp đã chạy thêm được 10m nữa. Achilles chạy tiếp 10m nhưng chú rùa đã lại chạy thêm được 1m. Achilles chạy tiếp 1m nữa thì chú rùa lại đi thêm được 10cm. Cuộc đua cứ diễn ra và đưa đến một kết luận cực kỳ phi lý: Achilles sẽ không bao giờ đuổi kịp chú rùa.


Logic của nghịch lý Zeno hoàn toàn trái ngược với thực tế.

Nghịch lý Achilles và con rùa được nhà triết học Zeno thời Hy Lạp cổ đại phát biểu, cho nên còn được gọi là nghịch lý Zeno. Sở dĩ nghịch lý này rất nổi tiếng vì thời đó, các nhà triết học khác đã không thể nào bắt bẻ được lập luận được ông.

Chúng ta đều biết trong thực tế, Achilles sẽ chắc chắn đuổi kịp và vượt qua chú rùa.

2. Nghịch lý của Epimenides

Triết gia Epimenides là một triết gia ủng hộ ý kiến thần Zeus là bất tử. Ý kiến này trái ngược với niềm tin của cư dân đảo Crete, một hòn đảo thịnh vượng nằm trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Thế là Epimenides đã tuyên bố rằng: “Tất cả những người dân đảo Crete là kẻ nói dối”.


Tượng bán thân triết gia Epimenides.

Tuy nhiên vì Epimenides cũng là một người dân đảo Crete, ông đã vô tình thừa nhận rằng, chính mình cũng là kẻ nói dối. Mà khi Epimenides đã nói dối, những người dân đảo Crete đều là những người nói thật. Với điều kiện mới này, lời nói của Epimenides lại được coi là sự thật bởi ông là người đảo Crete.

Kết quả, ta lại suy ra từ lời khẳng định của triết gia rằng toàn bộ người dân hòn đảo là nói dối. Một vòng lặp logic nữa lại bắt đầu và không có điểm kết thúc.


Dấu vết nền văn minh cổ còn lại trên đảo Crete ngày nay.

Nghịch lý Epimenides là một trong rất nhiều ví dụ của “nghịch lý nói dối”. Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu một người hỏi: “Tôi đang nói dối, đúng hay sai?” Nếu bạn kết luận anh ta nói đúng, thì người đó đã nói đúng sự thật rằng anh ta nói dối, tức là anh ta đã nói dối.

Còn nếu bạn nói anh ta nói dối, như vậy mệnh đề “tôi đang nói dối” của người đó là dối trá, tức là anh ta đã nói thật. Dù bạn trả lời như thế nào thì câu trả lời vẫn luôn mâu thuẫn với hệ quả logic của nó.

3. Nghịch lý Olbers

Nghịch lý Olbers được giới thiên văn học biết đến như một bằng chứng khẳng định cho thuyết Big Bang, tức vũ trụ phải bắt đầu từ vụ nổ lớn và như vậy phải có một độ tuổi xác định.


Từ bất cứ điểm nhìn nào, tầm mắt của chúng ta sẽ gặp một ngôi sao hoặc thiên hà?

Giả sử thuyết Big Bang là sai và vũ trụ đã không có điểm khởi đầu và kết thúc. Như vậy, nếu chúng ta phóng tầm mắt của mình về bất cứ hướng nào trên bầu trời đêm, ta sẽ đều phải nhìn thấy một ngôi sao hoặc thiên hà.


Bầu trời đêm là “đen” chứng tỏ vũ trụ phải có một độ tuổi nhất định.

Nếu vũ trụ đã luôn tồn tại, ánh sáng của những ngôi sao dù xa xôi đến mấy đều sẽ tìm được đến chúng ta và hệ quả là bầu trời đêm sẽ phải sáng như ban ngày. Thế nhưng bầu trời đêm là tối đã phủ nhận giả thuyết này.

4. Nghịch lý ông nội


Nghịch lý ông nội phủ nhận khả năng vượt thời gian về quá khứ.

Nghịch lý ông nội được nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng người Pháp – René Barjavel mô tả lần đầu vào năm 1943.

Giả sử có một người đàn ông quyết định quay trở về quá khứ và giết chết ông nội của anh ta lúc ông chưa kết hôn và sinh đứa con nào. Hệ quả là đứa cháu sẽ không thể nào được sinh ra để mà quay ngược thời gian đi giết ông nội.


Liệu chúng ta có thể chế tạo được cỗ máy thời gian, giống như trong Doremon?

Nghịch lý ông nội được được một số nhà khoa học cho rằng, đây là bằng chứng phủ nhận việc du hành xuyên thời gian về quá khứ để thay đổi. Không chỉ xuất hiện trong nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, nghịch lý ông nội còn là một tranh cãi vẫn chưa có hồi kết trong ngành vật lý thiên văn.

 

Theo Kenh14