Điển tích “giường chiếu” của gia đình Võ Tắc Thiên (Phần cuối)

Điển tích

Con gái ruột của Võ Tắc Thiên: Thái Bình công chúa.

Thái Bình công chúa (chữ Hán: 太平公主; bính âm:Tàipíng Gōngzhǔ)( 665 – 713) là một công chúa thời nhà Đường, con gái của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, tên thật là Lý Lệnh Nguyệt (李令月)[1].

Thái Bình công chúa là vị công chúa nhiều tham vọng, quyền thế nhất trong triều nhà Đường, bà cùng Võ Tắc Thiên và Vi hoàng hậu là 3 người phụ nữ nắm trong tay quyền hành cao nhất của triều đại này.

Giống như Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa là một người phụ nữ tài giỏi, có khả năng cai quản việc triều chính xuất chúng. Ngay từ những buổi đầu Võ Tắc Thiên thống trị thiên hạ, Thái Bình công chúa thường xuyên có ý can thiệp triều chính nhưng Võ Tắc Thiên lại không cho phép con gái công khai tham gia.

Thái Bình công chúa có rất nhiều điểm giống mẹ. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, những năm về già, Võ Tắc Thiên lại phải nhờ tới sự giúp đỡ của Thái Bình công chúa. Không chỉ giống mẹ về tài thao lược, Thái Bình công chúa còn giống Võ Tắc Thiên ở thói quen phong lưu, những thú vui và tình dục nam nữ không bao giờ là thỏa mãn.

Sự ham muốn vô độ của Thái Bình công chúa dường như không có điểm dừng. Không thỏa mãn với những cuộc mây mưa trong phủ phò mã của công chúa, nàng còn mượn đạo tràng của chùa chiền để có được những giây phút thăng hoa nhất. Chuyện này bắt đầu từ mối tình sét đánh của công chúa vời hoà thượng Huệ Phạm.

Năm đó, hòa thượng Huệ Phạm tự xưng rằng, mình là người đã tu luyện được Phật pháp rất cao sau khi đã chầu lễ tất cả các chùa trong thiên hạ và đã đích thân thăm hỏi Phật sống đắc đạo thành tiên. Bởi vậy, tuy đã hơn 200 tuổi nhưng nhìn dung mạo thể thái ông vẫn như chàng trai trẻ hơn 20 tuổi.

Khi hoà thượng này đến tu luyện tại chùa Bản Nguyện, phụ nữ trong kinh thành đứng ngồi không yên, truyền tai nhau về một vị Phật sống vô cùng đẹp. Ban đầu, đến lễ bái là mấy dân thường, nhưng rồi sau đó, ngay đến cả những phu nhân gia đình quan lại cao cấp hay các tiểu thư đài các cũng đua nhau chuẩn bị đầy đủ đồ nấu lễ hậu hĩnh đến chiêm ngưỡng Phật sống.

Mỗi lần có nữ nhân đến bái phật và chầu lễ, Huệ Phạm đều tranh thủ bắt quỳ xuống trước mặt rồi lấy tay vuốt má hoặc xoa đầu, nói rằng để ban phước. Những cô gái được vuốt ve này lấy làm vinh dự lắm, khoe khoang khắp nơi là mình được Phật sống ban phước.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của Huệ Phạm, có cô gái bái Huệ Phạm làm sư phụ, có cô lại bái Huệ Phạm làm cha nuôi. Những cô gái này ra sức trổ tài thêu thùa áo cà sa và màn trướng cho hoà thượng và rất tự nguyện chăm sóc việc ăn ở đi lại của hoà thượng, trang trí phòng ngủ của hoà thượng sặc sỡ chẳng khác gì khuê phòng của tiểu thư khuê các.

Vốn thông minh, Thái Bình công chúa lập tức nghi ngờ, thầm nghĩ, thiên hạ có Phật sống sao? Nàng cho rằng, Huệ Phạm chỉ là một tên hiếu sắc, bịp bợm, lừa tiền của dân chúng. Rồi công chúa cũng phân tích, vì sao con gái đua nhau đến chầu lễ như vậy, chắc rằng tên lưu manh bịp bợm này nhất định phải tuấn tú, có vẻ đẹp hút hồn phụ nữ.

Thái Bình công chúa còn “dùng chung trai” với Võ mị nương. Ảnh minh họa.

Thế là Thái Bình công chúa nhất định phải đích thân xem Phật sống này là người thế nào mà có ma lực đến vậy. Công chúa còn định sẵn, nếu chỉ là kẻ tướng mạo bình thường thì định tội danh lừa đảo cho hắn và kết liễu đời hắn luôn, để giải thoát cho những mơ tưởng viển vông của các cô gái nhà lành. Nếu đúng là cao tăng đắc đạo “Phật pháp vô biên” thì Thái Bình công chúa có thể lấy thân mình kính dâng, cũng chẳng uổng công chuyến đi này.

Được biết Thái Bình công chúa giá lâm, phút chốc những cô gái mốn được hoà thượng “ban phước” đều trốn biệt tăm biệt tích. Quanh chùa Bản Nguyện bố trí binh lính dầy đặc, một con ruồi cũng không thể lọt được vào chùa. Thái Bình công chúa đưa theo một thị nữ thân tín tới gặp Huệ Phạm.

Thật không ngờ công chúa đã “chầu lễ” trọn một ngày. Điều này chứng tỏ là việc “ban phước” của Huệ Phạm tuyệt vời như thế nào đối với công chúa, khiến đám con gái trốn biệt trước đó vô cùng ngưỡng mộ. 

Mối tình không ghi vào sử sách

Sau buổi chầu lễ hôm đó, công chúa Thái Bình chỉ muốn được ban phước thêm lần nữa. Công chúa không đoái hoài gì đến các diện thủ (người tình) của mình, lúc nào cũng mơ mộng, và hướng ánh mắt về phía chùa. Nàng đã có quyết định táo bạo, cho người đến mời Huệ Phạm hoà thượng đến “truyền kinh giảng đạo” tại Phủ phò mã của mình.

Huệ Phạm hoà thượng cao to vạm vỡ, cực kỳ khoẻ mạnh, là quán quân trong nam giới, phụ nữ chỉ nhìn thấy thôi là lòng dạ xao xuyến. Cho nên Thái Bình công chúa được “bảo vật” này cực kỳ hài lòng, sao có thể dễ dàng để Huệ Phạm tuột khỏi lòng bàn tay được. Nhưng để ông ta ở mãi Phủ phò mã cũng không được. Thế là Thái Bình công chúa xây một ngôi chùa hoành tráng ngay cạnh nơi mình ở, gọi là chùa Thánh Thiện, để Huệ Phạm trụ trì tiện cho công chúa đi lại, gặp gỡ người tình quý giá của mình.

Thế nhưng, dù có giấu kỹ đến mấy thì chuyện công chúa vui vẻ cùng hòa thượng cũng bị phát giác. Để không làm ô uế thanh danh hoàng tộc, Võ Hậu đã ra lệnh đốt chùa Thánh Thiện, ra lệnh quân thân tín triệt hạ hòa thượng Huệ Phạm trong đêm. Bà cũng yêu cầu không được ai nhắc đến sự việc đáng xấu hổ này.

Công chúa vô cùng đau khổ vì diện thủ yêu quý nhất bị thân mẫu ra tay. Nhưng một thời gian sau, nàng lại ngựa quen đường cũ, lao vào các cuộc tình mới như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Một trong những mối tình vượt mặt mẫu hậu của Thái Bình công chúa là nhân tình chung giữa Võ hậu và công chúa. Điều đặc biệt là nhân tình này lại là một hòa thượng.

Những điển tích “giường chiếu” của gia đình Võ Tắc Thiên (Phần 3)
(Khám phá) – Hàn Quốc Phu nhân vốn là một trong những người vợ của Lý Trị và có tài liệu ghi lại rằng bà chính là người sinh ra Lý Hiển.

Khoảng năm 637 sau Công Nguyên, khi Võ Tắc Thiên rời cung vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc, bà đã đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đôi này trở nên thân thiết và quấn quýt với nhau như hình với bóng, tình cảm ngày càng sâu đậm.

Sau khi cả hai hoàn tục, để vẫn có cớ đi lại với Tiểu Bảo, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của con rể mình (chồng của Thái Bình công chúa), đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa. Vốn là một kẻ háo sắc nên ngay sau khi vào cung, Hứa Hoài Nghĩa đã cặp kè với rất nhiều tình nhân mới. Một điều đặc biệt là trong số những nhân tình từ cao cấp đến thấp cấp của vị hòa thượng này có cả Thái Bình công chúa.

Khi phát hiện ra chuyện tình này, Võ Tắc Thiên vô cùng tức giận bởi Hoài Nghĩa dẫu sao cũng chỉ là một tên “vô danh tiểu tốt” mà lại có thể cặp kè với cả hai mẹ con quyền thế. Từ đó, Võ Tắc Thiên quay sang căm ghét người tình.

Về phần Thái Bình công chúa, khi có nguồn tin mật báo rằng Hoài Nghĩa chính là người tình bí mật của mẹ, cô cũng phản ứng khá gay gắt. Vậy là hai mẹ con đồng lòng muốn hạ lệnh thủ tiêu nhân tình của mình. Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường đến đánh chết. Theo lời các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một cựu hòa thượng.

Những điển tích “giường chiếu” của gia đình Võ Tắc Thiên (Phần 1)
(Khám phá) – Trong vô vàn những chuyện thị phi xoay quanh cuộc đời đầy quyền lực của vị nữ hoàng độc nhất này, người ta còn nhắc đến những cuộc tình vụng trộm

Hai mẹ con “dùng chung trai”

Khi Võ Tắc Thiên nhận ra các nhân tình đều lớn tuổi hơn bà ta, lập tức Võ Tắc Thiên “cải cách” chuyện phòng the, tìm ngay một tình nhân nhỏ tuổi hơn bà là Trương Xuân Tông một chàng trai từng ăn nằm với Thái Bình Công Chúa con bà. 

Và chỉ qua một đêm Võ Tắc Thiên thấy thỏa mãn hài lòng ngay với họ Trương. Nhưng vì Trương Xuân Tông đang là nhân tình với Thái Bình Công Chúa sợ người yêu ghen nên liền tiến cử Trương Dịch cho Võ Tắc Thiên, giới thiệu Trương Dịch cũng thuộc “cao thủ võ lâm” trong đường ân ái. Dù vậy Võ Tắc Thiên vẫn không buông Trương Xuân Tông. Cả hai anh em họ Trương phải thi nhau cung phụng dục tình cho Võ Tắc Thiên. Ở vị trí của mình, Thái Bình công chúa cũng đồng ý “dâng trai” cho mẹ.

Cái chết

Năm 712, Đường Duệ Tông lui về làm thái thượng hoàng, truyền ngôi cho Lý Long Cơ (tức Đường Huyền Tông). Cùng năm đó chồng của Thái Bình công chúa là Võ Du Kị qua đời.

Năm 713, Thái Bình công chúa chuẩn bị khởi loạn, tìm cách nắm giữ ngự lâm quân. Lý Long Cơ quyết định ra tay trước, giết tướng của ngự lâm quân. Thái Bình công chúa thấy việc đã hỏng, bỏ chạy đến trốn ở chùa Nam Sơn trong ba ngày. Thái thượng hoàng Duệ Tông đành phải ra mặt xin Lý Long Cơ tha chết cho em gái, nhưng Lý Long Cơ từ chối. Cùng đường, Thái Bình công chúa đành phải tự tử. Mộ của chồng bà là Võ Du Kị cũng bị san bằng.

Những điển tích “giường chiếu” của gia đình Võ Tắc Thiên (Phần 2)
(Khám phá) – Trong suốt cuộc đời của mình Vinh Quốc Phu nhân đã chiêu nạp khá nhiều trai trẻ đặc biệt trong đó có những mối tình với các “phi công”.

Nguồn: Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.