Điều trị cục máu đông bằng thực phẩm

Điều trị cục máu đông bằng thực phẩm

Hàng ngàn người sẽ gặp vấn đề về sức khỏe trong một thời gian dài khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Nhưng hầu như không ai biết rằng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch của mình đang tăng dần lên theo thời gian, nên đã bỏ lỡ cơ hội điều trị và cứu sống bản thân.

  • 1

    Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây cục máu đông

    Cục máu đông có thể hình thành vì nhiều lý do như:

    – Chấn thương nghiêm trọng sau tai nạn giao thông

    – Phẫu thuật

     – Sử dụng tim – phổi nhân tạo

    – Xơ vữa động mạch

     – Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

     – Các bệnh về van tim

    – Suy tim

    – Nhiễm trùng

    – Ung thư

    – Rối loạn khả năng tự miễn dịch (ví dụ như bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp)

    – Rối loạn chảy máu (ví dụ như bênh ưa chảy máu hay còn gọi là bệnh rối loạn đông máu di truyền)

    – Viêm ruột (ví dụ như viêm loét đại tràng và viêm Hồi – manh tràng)

    – Có tiền sử bênh giãn tĩnh mạch hoặc các bệnh về mạch khác

    – Mang thai

    – Cao huyết áp

    – Tăng tiểu cầu nguyên phát (do tế bào gốc trong tủy xương tạo quá nhiều tiểu cầu một cách bất thường)

    – Rung tâm nhĩ

    Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông như:

    – Hút thuốc

    – Nồng độ homocysteine trong máu tăng cao (làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim) nhưng có thể điều trị bằng chế độ ăn uống bổ sung axit folic

    – Béo phì (chỉ số khối cơ thể – BMI trên 30)

    – Thiếu vận động trong thời gian dài

    – Sử dụng thuốc hoặc miếng dán ngừa thai

    – Cao tuổi

    – Các yếu tố di truyền (ví dụ như di truyền khả năng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu)

    – Ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài

    – Sử dụng van tim cơ học (một loại van tim nhân tạo)

    – Tình trạng tăng đông máu do di truyền

    Điều trị cục máu đông bằng thực phẩm


  • 2

    Các thực phẩm phòng chống huyết khối

    Khi mắc chứng huyết khối, bạn sẽ uống các loại thuốc chống đông máu loại kháng vitamin K (như coumadin) hoặc các loại thuốc kháng đông khác. Nhưng bạn nên biết rằng vitamin K (dưỡng chất quan trọng cho quá trình đông máu của cơ thể) lại có nhiều trong các loại rau cải (thành phần chính của những bữa ăn chay). Vì vậy, vitamin K sẽ làm phản tác dụng của thuốc Coumadin. Do đó, những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông nên duy trì việc hấp thụ một lượng vitamin K phù hợp để không phải điều chỉnh lại liều lượng thuốc đang dùng. Nhất là khi bạn ăn nhiều rau cải, bạn phải chắc rằng lượng rau cải bạn ăn mỗi ngày là gần như nhau.

    Một trong những loại chất làm loãng máu tự nhiên và vô hiệu hóa vitamin K là salicylat. Aspirin là nguồn chứa salicylat nhiều nhất, ngoài ra salicylat còn có nhiều trong các loại thực phẩm như chất bảo quản, hương liệu và các chất gần giống như aspirin. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với aspirin hoặc salicylat, bạn chỉ việc hấp thu hàm lượng salicylat và hàm lượng thực phẩm có chứa vitamin K như nhau thì không có vấn đề gì xảy ra.

    Một số loại thảo mộc và gia vị giàu salicylat như: bột cà ri, gừng, húng tây, quế, thì là, oregano (một loại lá thơm dùng trong các món ăn như pizza, bánh mặn…), nghệ tươi, bạc hà cay.

    Theo Y học Cổ truyền Ấn Độ, các loại gia vị trên giúp làm loãng máu, làm tăng khả năng lưu thông máu trong cơ thể giúp quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn.

    Đồng thời có một số loại trái cây cũng giàu salicylat như: nho khô, mận, anh đào, quả nam việt quất, quả việt quất, nho, dâu tây, quýt, cam…

    Ngoài ra, còn có những thực phẩm khác giàu salicylat bao gồm: mật ong, lá bạc hà cay

    Ngoài những thực phẩm giàu salicylat kể trên thì các thực phẩm có chứa axit béo omega-3, thực phẩm có chất kháng sinh tự nhiên và vitamin E cũng có tác dụng làm loãng máu.

  • 3

    Phòng ngừa

    Khi biết mình có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn có thể ngăn ngừa bệnh bằng những thay đổi đơn giản, uống một ít thuốc chống đông máu hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống với những thực phẩm trên.

    Khi bạn đi du lịch xa hoặc đang trong tình trạng không thể vận động, bạn nên:

    – Giữ nước cho cơ thể, tránh các thực phẩm giàu chất béo và giữ ấm cơ thể

    – Mang vớ thun ép y khoa giúp máu lưu thông tốt đến các mạch.

    – Thường xuyên vận động nhẹ, đi tới đi lui nếu phải ngồi một chỗ quá lâu, hay đơn giản là cử động mắt cá chân/ cổ chân

  • 4

    Cảnh báo: không nên ăn bưởi khi uống thuốc tránh thai

    Các bác sĩ tại một bệnh viện ở Washington (Mỹ) cho biết trường hợp một phụ nữ 42 tuổi (Hoa Kỳ) cảm thấy đau buốt phần dưới chân trái, sau đó chân bị bầm tím và ngay hôm sau, cô đã đến bệnh viện vì khó thở, đi lại khó khăn và choáng váng. Kết quả siêu âm cho thấy cô bị huyết khối tĩnh mạch sâu kéo dài từ hông đến bắp chân. Các bác sĩ tìm ra nguyên nhân là ba ngày trước đó, cô đã bắt đầu ăn 225 gam bưởi mỗi buổi sáng để giảm cân dù từ trước đến giờ cô hiếm khi ăn bưởi. Cô bị tăng đông máu do di truyền và đang dùng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai chứa estrogen làm tăng nguy cơ huyết khối, và bưởi có chứa một số chất khiến enzyme phá vỡ estrogen tổng hợp không hoạt động, lượng estrogen tích lũy ngày càng nhiều làm nguy cơ đông máu tăng lên gấp bội.

    Dù đây chỉ là một trường hợp bất thường nhưng Tiến sĩ Trevor Baglin (bác sĩ chuyên về huyết học) tại Đại học Cambrige (Anh) đã đề nghị rằng: “Chúng ta nên tránh tất cả các chế độ ăn kiêng cực đoan. Vì chúng có thể mang lại những hậu quả không lường trước được.”