Thiên thạch Apophis, đường kính 370m có thể rơi xuống Thái Bình Dương vào năm 2036, có tác động gấp 65.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
70% bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, nên khi thiên thạch rơi xuống chắn chắn sẽ tạo nên sóng lớn. Để hình dung rõ hơn quy mô, nhóm nghiên cứu từ Viện Thí nghiệm Los Alamos quyết định lập mô hình giả lập. Họ dùng siêu máy tính để đo lường tác động của một hòn đá lớn di chuyển ở vận tốc cao khi lao xuống biển. Kết quả trái ngược với hình dung của đa số.
Cụ thể trên đại dương, lực từ thiên thạch tạo ra các con sóng lớn và chúng lắng xuống một cách nhanh chóng, chứ không tạo ra các hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố như với mặt đất. Như vậy sóng thần không phải là vấn đề, nhưng hơi nước mới gây nguy hiểm.
Theo đó, tác động mạnh vào bề mặt đại dương có thể đưa hơi nước vào tầng bình lưu và có thể ảnh hưởng tới khí hậu. Thật vậy, mô phỏng cho thấy hơi nóng từ thiên thạch do ma sát với khí quyển có thể làm bay hơi hàng triệu tấn nước. Khi vào tầng đối lưu, hơi nước này tụ tại đó và sau đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến thay đổi nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến mất tài nguyên nước, bờ biển và đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Thí nghiệm này chỉ mới áp dụng với tiểu hành tinh thường gặp trong Hệ Mặt trời. Nhìn chung ở kích thước đó, chúng tạo ra sóng lớn nhưng vẫn ít nguy hiểm hơn. Viễn cảnh tăm tối nhất là thiên thạch rơi ở gần bờ biển. Vừa làm ảnh hưởng tới nền địa chất, vừa tạo ra sóng thần hàng trăm mét, đó sẽ là thảm họa vô cùng khủng khiếp.
Thiên thạch như 65.000 bom nguyên tử sắp đâm Trái đất?Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Theo Youtube