Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Bristol phối hợp Trung tâm Nghiên cứu đồng cỏ và động vật Taegasc tại Ixraen đã tìm ra phương pháp mới giúp đo lượng khí mêtan thải ra từ bò và các loài động vật nhai lại khác. Họ cũng phát hiện thấy mối liên kết giữa quá trình sản sinh khí mêtan với các mức độ của hợp chất archaeol trong phân của một số loài như cừu, bò và hươu nai.
Hợp chất trên có thể được phát triển thành một chỉ dấu sinh học nhằm ước lượng khí mêtan sản sinh từ vật nuôi và động vật hoang dã, cho phép các nhà khoa học đánh giá chính xác hơn vai trò của các loài động vật nhai lại tới lượng khí nhà kính phát thải trên toàn cầu. Bò, cừu và các loài động vật nhai lại khác được xem là các loài sản sinh một phần năm lượng khí mêtan trên toàn cầu.
Hiện nay, các nhà khoa học đang áp dụng phương pháp đo khí trong khoang hô hấp để đo lượng khí mêtan sản sinh từ các loài động vật. Tuy nhiên, phương pháp này tốn khá nhiều thời gian và không thích hợp cho động vật ăn cỏ. Archaeol xuất phát từ các sinh vật hay còn gọi là vi khuẩn cổ – vi khuẩn cộng sinh, sống trong ruột trước của các loài động vật nhai lại. Những vi sinh vật này sản xuất khí mêtan như một sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất, sau đó phát tán ra không khí qua quá trình đầy hơi của động vật.
Theo Xã luận