Giáo sư Babak Parviz và đồng nghiệp tại ĐH Washington, Mỹ đang nghiên cứu phát triển một loại kính áp tròng có thể kết nối mạng internet, nhận và hiển thị thông tin trên một màn hình ảo trước mắt người sử dụng.
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, chiếc kính còn có thể phóng to các quang cảnh ở xa.
Cách sử dụng sản phẩm này tương tự như các loại kính áp tròng bình thường. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh lượng thông tin xuất hiện rất nhỏ và không hề che khuất tầm nhìn.
Giáo sư Babak Parviz là người chuyên thiết kế các bộ phận có kích thước nano, mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần.
Để chế tạo sản phẩm đặc biệt này, ông đã cấy một đèn LED đơn, một ăng-ten nhận thông tin thông qua mạng kết nối không dây và một mạch điện tử vào kính áp tròng. Khi thử nghiệm với thỏ, loại kính này không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Vị giáo sư này nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta có thể biết tất cả thông tin cần thiết qua kính áp tròng.
Ông cũng đang nghiên cứu ý tưởng kết hợp bộ cảm biến vào kính để biết lượng đường trong máu và các thông tin y học quan trọng.
“Bề mặt mắt được bao phủ bởi các tế bào sống mà cơ thể phải duy trì hoạt động, do đó chúng liên quan trực tiếp đến máu trong cơ thể”.
Theo Bee