Dơi bắt mồi bằng công nghệ… tên lửa

Dơi bắt mồi bằng công nghệ... tên lửa

Dơi bắt mồi bằng công nghệ... tên lửa
Con dơi đang mắt mồi. (Ảnh: LiveScience)

Khi cầu thủ bóng chày đuổi theo quả bóng đang bay, anh ta giữ một góc không đổi giữa đường chạy với quả bóng, theo đường thẳng tắp. Nhiệm vụ của dơi khó khăn hơn nhiều, chúng phải bắt được côn trùng trên đường bay, trong khi con mồi rất lắt léo.

Một nghiên cứu mới đây tìm thấy dơi nhằm đến mục tiêu bằng công nghệ của… tên lửa điều khiển.

Dơi kiếm mồi trong đêm bằng cách giải phóng những xung siêu âm qua miệng. Các xung này đập đến côn trùng và phản xạ trở lại. Toàn bộ thời gian từ lúc phát hiện đến lúc bắt chưa đầy 1 giây.

Nhóm nghiên cứu của Kaushik Ghose tại Đại học Maryland đã quay những đoạn video hồng ngoại và thu lại âm thanh của những con dơi màu nâu lớn khi đang bắt côn trùng.

Đoạn phim cho thấy con dơi giữ nguyên đầu hướng đến mục tiêu, rất giống như cầu thủ bóng chày dán chặt mắt vào quả bóng. Nhưng thay vì giữ một góc và tốc độ không đổi trong quá trình tiếp cận, dơi liên tục thay đổi vận tốc và góc tới. Song song, nó vẫn không rời mắt khỏi con mồi.

Nếu ban đầu con côn trùng nằm ở hướng tây bắc, dơi sẽ lượn liên tục để giữ cho mục tiêu nằm ở hướng này trong khi tiến lại gần“, Ghose nói. “Chiến lược này được gọi là định vị song song. Điều thú vị là vào cuối 1940, các kỹ sư khi giải quyết vấn đề làm thế nào để lập trình cho các tên lửa điều khiển đánh trúng mục tiêu đã áp dụng một chiến lược tương tự“.

Một cuộc tấn công trực diện có vẻ như dễ dàng hơn nhiều. Nhưng không phải là trường hợp này. Con dơi đã phải xác định trước vị trí mà nó nghĩ rằng sẽ chộp con mồi.

Hóa ra chiến lược của dơi là tối ưu hóa thời gian bắt những mục tiêu di động thất thường”, Ghose nói.

T. An

 

Theo LiveScience, VnExpress