Động đất Nepal tạo đà hình thành siêu lục địa mới

Theo các nhà khoa học, lục địa mới sẽ được hình thành do sự dịch chuyển địa mảng giữa châu Á và châu Mỹ.

Hình thành lục địa mới sau động đất ở Nepal

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, lục địa mới được hình thành do sự dịch chuyển địa mảng giữa châu Á – châu Mỹ và thảm hoạ động đất ở Nepal đã nhấn mạnh thêm quá trình hình thành siêu lục địa mới này.

Hình ảnh minh họa châu Á đang tiến gần châu Mỹ – hình thành lục địa mới.

Theo đó, các chuyên gia nhận định các mảng địa chất Ấn Độ và Á – Âu đang di chuyển cùng nhau. Ý tưởng cho rằng, Trái đất đang được thiết lập lại để tạo thành một siêu lục địa mới – đặt tên là Amasia (kết hợp từ tên gọi America – châu Mỹ và Asia – châu Á).

Báo cáo của nhà địa chất học, Tiến sĩ Zheng-Xiang Li thuộc ĐH Curtin sau khi đến Nepal để nghiên cứu sự va chạm giữa các mảng Ấn Độ và Á – Âu cho biết, mảng Ấn Độ đang tiếp tục di chuyển phía Bắc vài cm mỗi năm – điều này đã kích thích hoạt động kiến tạo. Các châu lục khác cũng đang di chuyển về phía nhau.

Các vùng đất trên Trái đất tiếp tục di chuyển sát lại gần nhau.

Nepal nằm gần biên giới Ấn Độ và châu Á – nơi hai mảng kiến tạo đang di chuyển lại gần nhau. Chính sự di chuyển này đã ảnh hưởng đến kiến tạo của Trái đất, từ đó dẫn tới những chấn động và động đất.

Sự chấn động này đã phần nào khiến cho cuộc di chuyển của mảng địa chất diễn ra nhanh hơn, tạo đà cho sự hình thành lục địa mới.

Nepal nằm gần biên giới Ấn Độ và châu Á – nơi hai mảng kiến tạo đang di chuyển lại gần nhau

Thái Bình Dương đang thu hẹp vài cm mỗi năm và cuối cùng sẽ gây ra sự va chạm giữa Mỹ và lục địa Á- Âu; trong khi Australia cũng đang tiến gần hơn với châu Á (khoảng 7cm mỗi năm) và sẽ tham gia vào lục địa Amasia. Tiến sĩ Li cho biết: “Tuy nhiên, phải tới hàng chục triệu năm hay vài trăm triệu năm nữa, siêu lục địa này mới được hình thành đầy đủ”

Sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp vi địa chấn với độ phân giải cao, các nhà khoa học đã có thể nhận thấy những thay đổi nhỏ chưa từng có của các mảng kiến tạo.

Qua đó, họ có thể so sánh sự thay đổi này với những siêu lục địa Rodinia và Pangaea hình thành một tỷ và 300 triệu năm trước tương ứng.

Hình ảnh đồ họa cho thấy các vùng đất đã tách nhau ra, tạo thành các lục địa khác biệt.

Tiến sĩ Li cho hay: “Với những tính toán này, khoảng 50 – 200 triệu năm nữa, châu Á sẽ gặp châu Mỹ tại Bắc Cực, vùng biển Caribbean và Bắc Băng Dương sẽ biến mất trong khi đó Bắc và Nam Mỹ sẽ tiến lại gần nhau”.

Ý tưởng trôi dạt lục địa đã được giới thiệu bởi nhà khoa học người Đức – Alfred Wegener vào năm 1912. Ý tưởng này giải thích cho việc hình dạng các nước trên Trái đất giống như những mảnh ghép hình và được ghép với nhau một cách hoàn hảo.

Bề mặt Trái đất được hình thành từ 7 mảng kiến tạo nhỏ chính và vài mảng kiến tạo khác đang đi “lang thang” với các tốc độ khác nhau từ vài mm đến 2cm mỗi năm. Chính sự ma sát này đã gây ra sự va chạm giữa các mảng kiến tạo – gây ra động đất.

 

Theo Trí Thức Trẻ