Động vật cũng “tự tử” vì cô đơn

Rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng các loài động vật – từ động vật linh trưởng đến những con cá heo, thậm chí cả loài mực – đều có khả năng tự nhận thức, vậy thì có hay không hiện tượng tự sát ở chúng là câu hỏi thách thức các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua.

Theo suy nghĩ thông thường, “tự tử” là khái niệm chỉ dành cho con người, nhà sử học y tế Duncan Wilson tại Đại học Manchester (Vương quốc Anh) cho biết.

Tuy nhiên, loạt câu chuyện loài vật tự tử từng xuất hiện vào cuối những năm 1800 có lẽ sẽ khiến cho không ít người phải nhìn nhận lại. Đó là trường hợp của những con chó tìm đến cái chết ngay gần phần mộ của chủ nhân chúng, một con mèo cũng tự kết liễu đời mình khi con nó không còn, hay những con ngựa tự sát sau nhiều năm bị ngược đãi.

“Ở động vật, khi vừa sinh ra chúng đã có những kỹ năng sinh tồn nhất định”, Wilson nói. Đối với một hành vi được phân loại là tự tử, các loài vật đều biết rằng điều chúng đang làm sẽ kết thúc cuộc sống của chúng.

Loại tư duy trừu tượng này có thể vượt ra khỏi khả năng nhận thức của động vật. Chúng vô tình sẽ tìm cách nào đó để chấm dứt tất cả khi đang ở trong trạng thái buồn phiền, chán nản hoặc cô đơn. Ví dụ, khi mất đi một người bạn, loài chó đôi khi bị rơi vào trạng thái “trầm cảm” và bỏ ăn cho đến khi “nhắm mắt”.

Như vậy, tự tử là hiện tượng khá phổ biến trong thế giới tự nhiên. Tác giả Thomas Joiner đã vạch ra một số ví dụ cụ thể trong cuốn sách “Những chuyện hoang đường về tự sát” của mình.

Ông chỉ ra rằng cơ thể loài rệp vừng tự phồng lên khi cảm thấy bị đe dọa, bảo vệ anh em của chúng hay thậm chí sẽ giết chết con rệp cái. Trong trường hợp này, tự tử được cho là bản năng sinh tồn, là cách mà chúng “hy sinh” để bảo vệ cộng đồng.

 

Theo Đất Việt