Ji ShaoCheng thuộc trường Cao đẳng École, một chi nhánh của Đại học de Montréal là một thành viên của nhóm nghiên cứu đợt động đất tàn khốc tại Trung Quốc tháng Năm vừa qua.
Ngày 12 tháng 5 năm 2008, 2:28 p.m, tỉnh Szechwan thuộc Trung Quốc thay đổi mãi mãi. Trong khoảng 90 giây đồng hồ, một trận động đất tương đương với 1.200 bom Hyđrô đã phá hủy vỏ trái đất trong phạm ví hơn 280 kilomét. Toàn bộ các thành phố biến mất và 8 triệu mái nhà bị nuốt chửng. Biến cố này khiến 70.000 người chết và 20.000 mất tích.
Hai tháng sau, ShaoCheng đến tỉnh Szechwan để tiến hành công việc ngheien cứu. Thiệt hại để lại không thể tưởng tượng được: đường xá và cầu cống sụp vỡ, trường học biến thành đống đổ nát, xác người khắp mọi nơi.
Theo ShaoCheng thảm kích này hoàn toàn có thể tránh được. Ông cho biết: “Không hề có một trận động đất này tại Szechwan trong 300 năm. Các nhà chức trách không hề lượng trước biến cố này”.
Vấn đề đặt ra đó là Trung Quốc phụ thuộc vào dữ liệu định vị toàn cầu (GPS). Những dữ liệu này cho thấy sự chuyển động khoảng 2mm một năm ở một số khu vực, trong khi sự dịch chuyển trên thực tế lớn hơn nhiều. ShaoCheng đặt câu hỏi: “GPS là công nghệ cao, nhưng chúng ta có biết cách phân tích dữ liệu của nó hay không?”
Một đồng nghiệp cũ cùng tốt nghiệp tiến sĩ với ShaoCheng tại Montpellier hiện đang làm việc cho Học viện khoa học địa chất Trung Quốc đã mời ông cùng hợp tác. Nhiệm vụ của ông là đào ba giếng hẹp, sâu 3 kilômét vào trong lòng đất.
ShaoCheng cho biết: “Việc này sẽ cho phép chúng ta so sánh đặc tính của đá trước và sau trận động đất. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra thuộc tính nhiệt và áp suất chất lỏng. Một trong những giếng này sẽ được trang bị máy đo địa chấn và một giếng khác được trang bị một thiết bị tương tự với ống nghe khám bệnh của bác sĩ được thiết kế để ghi lại nhịp đập Trái Đất. “
Công việc tái thiết khu vực đã hoàn toàn bị phá hủy này sẽ mất khoảng 5 năm.
Theo G2V Star (ScienceDaily)