Với môi trường học tập năng động và đòi hỏi tính chủ động cao, học trực tuyến đã trở nên vô cùng quen thuộc với hầu hết các du học sinh trên thế giới.
-
1
Đa phần SV đều tự nghiên cứu
Thùy Dương – Du học sinh Úc
Thùy Dương 22 tuổi, du học sinh Úc chia sẻ: “Ở bên này, SV bọn mình đa số tự học ở nhà là chính và lúc đó thì internet chiếm phần quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin học tập và ôn luyện. Nếu không lên thư viện, bọn mình có thể lên các diễn đàn học trực tuyến để xem các vấn đề đang học được người khác giải quyết như thế nào, hoặc cách ấy có gì hay không.
Mỗi ngày mình dành từ 4-6 tiếng để tự học, thời gian lên lớp chủ yếu là để gặp gỡ thầy cô, bạn bè và nghe thầy truyền đạt những kinh nghiệm, bí quyết độc đáo mà thôi. Mình thấy cách học này hiện đại và rất hiệu quả. Vì bạn biết đấy, thật khó để bạn tìm thấy một người đủ uyên bác để giải thích cặn kẽ vấn đề mà mình đang thắc mắc, nhưng chỉ cần vào những trang học trực tuyến là bạn có thể tìm được khối thứ hay ho, hữu ích. Điều quan trọng là bạn phải biết cách chọn lọc”.
-
2
Nên cân nhắc kĩ
Hoài Anh – Du học sinh Mỹ
Hoài Anh 21 tuổi, du học sinh Hawaii, Mỹ nói: “Ở trường mình chia làm hai cách học, một là học trực tiếp với thầy cô ngay trên giảng đường, hai là học ở nhà thông qua chương trình dạy và học trực tuyến. Cả hai hình thức này đều được đánh giá và tổng kết điểm số ngang nhau. Ví như bạn chọn cách học trực tuyến thì bạn không cần phải đến lớp và cũng không cần phải nghe giảng luôn, bạn sẽ được nhà trường cấp cho mật khẩu để vào trang web học tập, ở đó sẽ có tất cả các bài giảng môn học và sau mỗi môn học có bài kiểm tra cuối kì để bạn hoàn thành. Điểm số sẽ được tổng kết y hệt như khi bạn đến lớp vậy.
Những bạn hay đi làm thêm và không có nhiều thời gian cho việc học thường chọn hình thức này. Tuy nhiên, hình thức học này cũng có những hạn chế với những người hay ỷ lại hoặc thiếu chủ động. Bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định lựa chọn cách học này nhé”.
-
3
Phải có nguyên tắc trong việc học
-
Thùy Trang – du học sinh ĐứcCô bạn Thùy Trang, 22 tuổi, du học sinh Đức chia sẻ về những nguyên tắc của bạn ấy trong việc học: “Đặc thù ngành học của mình mang tính xã hội rất cao (Nghiên cứu về Bắc Mỹ) nên mình thường xuyên phải “trị” các bài luận vừa khó vừa dài ngoằng. Và bạn biết đấy, mình không thể chỉ dựa vào kiến thức sẵn có của bản thân. -
Mình thường tìm đến những trang web chia sẻ thông tin trực tuyến để tham khảo. Nhưng, để hiệu quả và an toàn, việc tìm kiếm này cần có nguyên tắc rõ ràng.Thứ nhất, nơi tìm kiếm phải an toàn, tốt nhất là nên từ những trang web chuyên ngành học tập mà thầy cô đã hướng dẫn hoặc giới thiệu, giảm thiểu lên yahoo, google hỏi hoặc dựa vào những bình luận ở các diễn đàn. Thứ hai, tìm kiếm thông tin mình cần ở nhiều nguồn tránh việc quá tin cậy một nguồn và bị phụ thuộc vào nó, càng đọc nhiều, tham khảo nhiều bạn sẽ hiểu rõ vấn đề và biết đâu bạn lại tìm ra cách nhìn mới hay ho cho riêng mình. Thứ ba, nên ghi rõ nguồn để tránh bị quy là đạo văn. Còn một vấn đề nhỏ nữa là nên tắt facebook và các trang web mang tính giải trí khác khi học trực tuyến, bạn sẽ dễ bị phân tâm lắm đấy!” Hầu hết các bạn SV Việt còn khá e dè với cách học này bởi môi trường giáo dục Việt Nam vẫn chưa thể phát huy được tính tự lập và chủ động trong học tập trong SV, cũng như chưa có nhiều cơ hội để các bạn thử sức mình ở cách học mới này. Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành học trực tuyến chia sẻ: “Việc phát triển của Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc học và dạy đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể cạnh tranh được!”.