Kính viễn vọng có thể được đưa vào không gian bằng một quả bóng khổng lồ để tiết kiệm chi phí.
Tại một cuộc trò chuyện trong lễ hội ý tưởng Aspen ở Mỹ, nhà vật lý Richard Massey chia sẻ ý kiến của ông về các thiết bị sẽ mở rộng tầm nhìn của con người trong tương lai, bằng thí nghiệm đưa kính quan sát vào không gian qua bầu khí quyển của trái đất bằng bóng bay.
Hình mô phỏng bóng bay khổng lồ kèm theo vệ tinh nhằm giảm chi phí. (Ảnh: NASA/Columbia Scientific Balloon Facility)
Dự án trên được nhóm nghiên cứu đặt tên là HALO, gồm việc thả một quả bong bóng công nghệ cao đến tầng cao nhất của khí quyển, kèm theo đó là một kính thiên văn treo lơ lửng phía dưới.
Mục tiêu của dự án là xem xét độ cao tối đa mà quả bóng bay đạt được. Theo ông Massey thì quả bóng có thể đưa được kính quan sát vào không gian có kích thước bằng sân bóng đá.
Nghiên cứu trên nhằm tiến tới việc giảm chi phí cho việc đưa các kính viễn vọng vào vũ trụ trong tương lai. Hiện kính viễn vọng Hubbles và Chandras là hai công cụ chính để thu thập dữ liệu đắt giá về vũ trụ xa xôi, nhưng hai kính viễn vọng đều là khá đắt tiền.
Kính viễn vọng Hubbles được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990 với chi phí 2,5 triệu USD, còn kính Chandra vào vũ trụ năm 1999.
Theo VNE