Nấm có thể mang lại vẻ đẹp cho rừng, nó có thể trở thành món ăn trên bàn tiệc, tuy nhiên với các nhà nghiên cứu Đức, nấm còn có thể dùng làm sạch đất và nguồn nước.
Thông tin được đăng tải trên mạng Deutsche welle mới đây cho biết, Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz (Đức) đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng laccase có trong nấm để làm sạch các chất ô nhiễm trong đất và nước. Laccase có thể phân giải lignin trong cây, đẩy nhanh tốc độ phân hủy của gỗ.
Dùng nấm để khử ô nhiễm nguồn đất và nước
Tuy nhiên, laccase không có nhiệm vụ giới hạn lignin. Nó có thể phản ứng với các chất gây ô nhiễm môi trường như hydrocacbon, dioxin; biến đổi những chất độc hại thành nước và cacbon dioxit vv… hoặc thay đổi liên kết hóa học của nó để chuyển hóa thành trạng thái dễ bị vi khuẩn phân hủy hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, ngoài khả năng khử ô nhiễm vốn có, nấm bám sâu dưới đất, điều này giúp cho khuẩn ty với chiều dài vài mét, trực tiếp tiêu diệt một số vi khuẩn chứa chất độc có thể phân giải.
Nhà nghiên cứu Dietmar Schlosser cho biết, khuẩn ty có thể lan rộng dưới đất tạo điều kiện cho vi khuẩn dựng nên những “con đường cao tốc”. Cùng với đó, bề mặt ẩm ướt của chúng cũng giúp lan truyền vi khuẩn nhanh chóng.
Ông lấy ví dụ về nấm Tiên Hoan, khuẩn ty của loại nấm này dài vài mét. Nhìn trên bề mặt, từng cây nấm Tiên Hoan đứng riêng biệt tuy nhiên dưới mặt đất chúng kết nối thành một mạng lưới nhờ khuẩn ty, cũng bởi đặc tính này mà nó được gọi là “một cặp trời sinh” với vi khuẩn khử ô nhiễm.
Theo Vietnam+