Các hạt bức xạ vũ trụ (cosmic ray) liên tục va chạm vào bầu khí quyển của Trái đất, nhưng việc tìm kiếm chúng rất khó khăn; ngay cả các máy dò bức xạ tinh vi nhất cũng chỉ có thể bao quát ở dưới mặt đất mà thôi.
>>>Nhựa có thể ngăn chặn hiệu quả tia bức xạ vũ trụ >>>Du khách sao Hỏa phải dùng phân che phủ tàu vũ trụ
Các nhà khoa học tại Đại học California vừa mới khám phá ra một cách dễ dàng hơn để phát hiện các yếu tố ngoại lai này, tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là họ dùng chính camera trên smartphone của bạn.
Cụ thể, đội ngũ của ứng dụng CRAYFIS(Cosmic Rays Found in Smartphones, tạm dịch là tìm kiếm bức xạ bằng smartphone) cho biết, ứng dụng này sẽ tìm kiếm các hạt năng lượng cao “va chạm” vào cảm biến camera trên thiết bị của bạn ngay cả lúc nó bắt đầu chuyển vào chế độ nghỉ hoặc đang sạc.
Trong lúc ở chế độ nghỉ/sạc, chiếc điện thoại không thu thập nhiều số liệu liên quan tới thiết bị, thì nó sức mạnh của nó sẽ vô cùng hữu hiệu; theo tính toán thì khoảng cứ mỗi 1000 chiếc điện thoại trong phạm vi 1km vuông sẽ có khả năng nắm bắt/thu lại mọi hạt bức xạ ở bầu khí quyển phía trên chúng. Chúng có thể thực sự hiệu quả hơn các phương pháp phát hiện tia bức xạ hiện tại, vốn đang có xu hướng quá tải một cách nhanh chóng.
Sẽ cần sự hỗ trợ của nhiều người đủ để dự án này trở nên khả thi. Nhóm CRAYFIS đang cho phép đăng ký thử nghiệm ứng dụng này trên Android và iOS, nhưng tỷ lệ tham gia của các tình nguyện viên trên một khu vực tập trung có vẻ như sẽ còn khá mỏng trong một thời gian dài nữa. Ở phạm vi xa hơn, một mạng lưới toàn cầu các cỗ máy dò kiểu này sẽ đòi hỏi hàng triệu smartphone tham gia. Điều này quả là thú vị, bởi không khó để hình dung về một tương lai nơi mà mọi người dân ở các thành phố với mật độ đông đúc có thể tham gia “vây bắt” các tia gamma đơn giản bằng cách cắm điện thoại của họ và sạc qua đêm!