Được “bơm” 19,5 tỷ USD, nhiều sứ mệnh của NASA sớm trở thành hiện thực

0
100
Được

Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật mới của NASA, trong đó đề xuất khoản ngân sách 19,5 tỷ USD cho năm 2017. Khoản tiền này bao gồm các sứ mệnh có người lái lên Sao Hỏa và một sứ mệnh tàu thăm dò đến Europa.

Đây là lần đầu tiên trong gần sáu năm rưỡi, Quốc hội đồng ý thông qua một dự luật của NASA.

Dự luật này được Hạ viện chấp thuận vào ngày 7/3, cùng một đạo luật được thông qua bởi Thượng viện vào ngày 17/2 trước đó. Giờ đây, mọi việc chỉ còn lại là chữ ký của Tổng thống Donald Trump.

Một số điểm nổi bật trong dự luật này là hành trình đến Sao Hỏa. NASA đặt mục tiêu lâu dài cho các sứ mệnh đưa người đến gần sao Hỏa hoặc đặt chân lên bề mặt hành tinh này vào những năm 2030. Có thể sứ mệnh đầu tiên sẽ đặt chân lên vệ tinh Phobos của sao Hỏa.


Một bảo tàng của NASA tại Trung tâm Không gian Kennedy thuộc thành phố Orlando, bang Florida. (Ảnh: Shutterstock).

Cùng với cuộc đại viễn chinh đến sao Hỏa, NASA đã lên kế hoạch đưa một tiểu hành tinh vào quỹ đạo của Mặt trăngđưa phi hành gia lên đấy bằng tàu vũ trụ Orion, sớm nhất là vào năm 2020. Tuy nhiên, dự án này đang có nguy cơ bị hủy bỏ do chi phí vượt mức, Quốc hội cho biết mục tiêu khoa học và công nghệ của sứ mệnh này không thỏa đáng.

Quốc hội cho biết, nên tìm một sứ mệnh khác thay thế, nhằm có thể học thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị cho chuyến bay đến sao Hỏa. Dù ai trở thành giám đốc của NASA trong thời Tổng thống Trump đi nữa, người ấy cũng sẽ ưu tiên cho sứ mệnh có người lái đến sao Hỏa, vì đây là một trong những chiến lược hàng đầu của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, dự luật còn đưa ra một sứ mệnh không người lái, đưa robot đến thăm dò vệ tinh Europa của sao Mộc. NASA đã lên kế hoạch từ trước cho sứ mệnh này, rằng sẽ có một con tàu bay hàng chục lần quanh vệ tinh này vào những năm 2020 để nghiên cứu liệu vệ tinh này có phải là một nơi sinh sống được hay không.

Thêm vào đó, họ cũng vẽ ý tưởng xây dựng một bãi đáp trên Europa, mặc dù điều này không được nói rõ trong dự luật.

Quốc hội cũng chỉ đạo NASA tiếp tục duy trì những sứ mạng quan trọng như Orion, Hệ thống phóng tên lửa không gian cực mạnh SLS, Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (được gây quỹ bởi SpaceX, Boeing và những công ty tư nhân khác).

Sự vắng mặt những đề cập về khoa học Trái đất (các dự luật ở những năm trước đều được nhắc đến) được chú ý một cách đặc biệt, sau khi Trump tuyên bố sẽ tách khỏi NASA. Điều này không có nghĩa cơ quan này sẽ bị bỏ rơi, nhưng có lẽ nó sẽ được tài trợ một cách đồng thời giữa nhà nước và tư nhân.

 

Theo khampha