Đuôi máy bay – khắc tinh của tàu ngầm

Đuôi máy bay - khắc tinh của tàu ngầm

ASQ-81 là hệ thống cảm biến phát hiện từ tính bất thường do tập đoàn Raytheon (Mỹ) sản xuất. Nó có độ nhạy tốt nhất so với các cảm biến khác. Hiện ASQ-81 đang được Hải quân Nhật Bản lắp trên chót đuôi máy bay P-3C Orion chuyên dò tàu ngầm rất hiệu quả.

Cảm biến từ trường laser bơm khí

Cảm biến ASQ-81 lắp trên chót đuôi máy bay P-3C, bản chất là 1 “từ kế” laser bơm khí helium siêu bền, nên nó có cường độ nhạy cảm tốt nhất. Từ kế thường được sử dụng đo véc-tơ thành phần và tổng véc-tơ của địa từ trường trên bề mặt trái đất.

Hệ thống ASQ-81 bao gồm các hộp dò DT-323magnetic, hộp AM-4535 khuếch đại-powersupply, hộp phát hiện kiểm soát C-6983 và bộ khuếch đại điện tử DT 323.

Các hộp cảm biến độ nhạy cao trên ASQ-81 dò được từ xa các đại lượng từ tính bất thường đo được trong lòng biển, đổi thành điện áp, qua bộ lọc sau đó hiển thị cho người chỉ huy quyết định.

Đuôi máy bay - khắc tinh của tàu ngầm
Cảm biến ASQ-81 lắp ở phần đuôi (dài) máy bay P-3C Orion

Cảm biến (dò tàu ngầm) ASQ-81 cũng trang bị trên trực thăng SH-2G hoặc SH-60B Seahawk. Các máy bay chống ngầm này kéo ASQ-81 bằng cáp với tốc độ máy bay cao nhất 256km/h liên tục rà soát trên vùng biển nhạy cảm, thám sát tàu ngầm đối phương.

Lực lượng trinh sát hải quân Nhật Bản đặt ASQ-81 phía sau đuôi máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion. ASQ-81 cần đặt xa các thiết bị điện tử trên máy bay, bọc trong lớp vỏ sợi thủy tinh, để giảm thấp nhất việc nhiễu từ tính, tăng tính chính xác.

Theo tính năng, có tới 95% số lượng tầu ngầm bị ASQ-81 phát hiện dễ dàng.

Mới đây Nhật Bản đã điều chỉnh cho hệ thống ASQ-81 của mình để giúp cho P-3C không phải bay ở độ cao thấp, tránh được tên lửa đối không.

Các hệ thống chống tàu ngầm kết hợp

Hệ thống tác chiến chống tàu ngầm trên máy bay P-3C Orion còn bao gồm các cảm biến AN/ARR-78 (V) AN/ARR-72 sử dụng các phao thuỷ âm. Có 2 thiết bị phân tích tần số định hướng âm thanh và các chỉ số ghi âm.

Cùng với cảm biến ASQ-81, máy bay chống ngầm P-3C còn có máy bù (từ), sản xuất theo giấy phép của Mitsubishi tại Nhật Bản và các cảm biến đa dạng khác.

P-3C Orion có hệ liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng liên lạc với các đơn vị tác chiến trên biển.

Góc bay của P-3C và hướng tàu ngầm so với trục từ trường của Trái đất cũng là một yếu tố để tăng độ nhạy cảm của cảm biến ASQ-81.

Máy bay P-3C Orion mang vũ khí ở khoang chứa bom và trên 10 giá treo dưới cánh. Khoang chứa bom có khả năng mang theo một số thuỷ lôi, bom phá tàu ngầm, tên lửa hai môi trường…

Máy bay P-3C được trang bị bốn động cơ Allison T56-A-14 động cơ phản lực cánh quạt, công suất 3.661Kw, tốc độ trên 600km/h. Nó có thùng nhiên liệu trong thân máy bay tổng cộng 34.800 lít, vì thế bán kính hoạt động của P-3C Orion rất xa, hành trình tối đa 9.000km, với phi hành đoàn 11 người.

 

Theo chinhphu