EQ là gì? Tầm quan trọng của EQ trong công việc

“Chỉ số cảm xúc” đã được các học giả giới thiệu từ những năm 1990 và ngày nay khái niệm này được sử dụng ngày càng rộng rãi trong công việc.

Theo “Chỉ số cảm xúc” sự thành công thường bị tác động bởi những phẩm chất của cá nhân như sự kiên trì, tự chủ, và các kĩ năng làm việc cùng với người khác. Có rất nhiều bài báo và cuốn sách đã bàn về vấn đề làm thế nào để tăng “Chỉ số cảm xúc” của nhân viên trong công việc tuy nhiên những nhà tuyển dụng lại có xu thế tuyển những người có EQ cao.

Những người có EQ cao có khả năng làm việc nhóm tốt hơn, dễ thích nghi với thay đổi và có cung cách làm việc linh hoạt hơn. Vấn đề bằng cấp cao hay thấp không hề ảnh hưởng tới EQ của người đó. Một người có chỉ số EQ thấp, thường cảm thấy khó hòa đồng với đồng nghiệp, do vậy khả năng thành công cũng ít hơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ ứng dụng trong công việc và xu thế hoạt động theo nhóm, chỉ số EQ trong công việc càng trở nên quan trọng hơn.

Trong cuốn sách của mình mang tên “EQ – tại sao đôi lúc quan trọng hơn IQ và EQ ảnh hưởng tới công việc thế nào” Daniel Goleman đã đưa ra 5 kiểu “chỉ số cảm xúc”. Những kiểu EQ này sẽ rất có ích đối với những nhà quản lý trong quá trình tuyển dụng nhân viên.

Tự nhận thức

Nếu một người có khả năng tự nhận thức, sẽ nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình, cũng như cách hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Một người có khả năng tự ý thức, sẽ có khả năng học hỏi và tiếp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng từ những người khác.

Tự điều chỉnh

Một người có EQ cao có thể tiết lộ cảm xúc của mình và kiềm chế khi cần thiết. Thay vì “thả trôi” cảm xúc của mình, họ thể hiện chúng với sự kiềm chế và kiểm soát.

Động lực

Những người có EQ cao thường có khả năng tự động viên bản thân. Họ sẽ không cảm thấy được động viên chỉ đơn giản bằng tiền lương hoặc một danh hiệu nào đó. Lạc quan và tự xốc lại tinh thần sau những thất bại chính là điểm mạnh của họ.

Đồng cảm

Một người có sự đồng cảm thường có lòng từ bi và sự hiểu biết về bản chất con người, cho phép họ kết nối với những người khác trên một mức độ tình cảm. Khả năng cảm thông xuất phát từ đáy lòng quan tâm đến người khác cũng là một trong những sợi dây kết nối tình cảm và mang mọi người tới gần nhau hơn nơi công sở.

Kỹ năng con người

Những người có EQ có thể xây dựng mối quan hệ và tin tưởng một cách nhanh chóng với những người khác trong đội của mình. Họ tránh tranh giành quyền lực và đâm sau lưng người khác. Họ tôn trọng người khác và có sự tôn trọng của những người xung quanh họ.

Cùng với tầm quan trọng của EQ trong công việc, những nhà quản lý cũng cần tham khảo các cách quản lý để duy trì một môi trường làm việc có chỉ số cảm xúc cao để theo kịp yêu cầu của xã hội.

Ngày trước, rất nhiều người gắn bó với nơi làm việc của mình từ lúc ra trường tới khi về hưu. Với họ, một công việc đơn giản chỉ là cái “cần câu cơm” của họ mà thôi. Tuy nhiên, ngày nay, những người làm việc trẻ tuổi yêu cầu nhiều hơn vấn đề tiền bạc. Họ cần một nơi làm việc thoái mái, có tiềm năng thăng tiến và lãnh đạo tốt.

Xu thế của xã hội đã thay đổi vì vậy bản thân nhà tuyển dụng và người lao động cũng cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế. Để nâng cao chỉ số cảm xúc không phải là một nhiệm vụ bất khả thi, nó có thể được bồi dưỡng dần dần trong quá trình học tập và làm việc.

Thụy Dương

 

 

 

 

 

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.