Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo về virus TiLV.
Thiệt hại lớn ở nhiều nước
Theo mạng lưới Trung tâm Thủy sản nuôi Châu Á Thái Bình Dương (NACA), virus TiLV lần đầu tiên được phát hiện ở Israel trong năm 2009 khi có tới 70% số cá tự nhiên của một hồ tự nhiên chết.
Năm 2009, cả hai loài cá hoang dã ở hồ Kinneret, còn được gọi là Biển Galilee, và cá trong ao thương mại ở Israel bắt đầu bị bệnh không rõ với tỷ lệ tử vong cao lên tới 70%. Vài năm sau, cá trong ao thương mại tại Ecuador cũng bị chết.
Thoạt nhìn, hai bệnh này dường như không liên quan vì cá ở Israel cho thấy các triệu chứng của não và thần kinh, trong khi cá ở Ecuador bị các triệu chứng của gan. Sau đó 32 đợt bùng phát dịch đã được điều tra trong năm 2015-2016 liên quan đến một lượng lớn cá nuôi bị chết không rõ nguyên nhân ở dòng cá rô phi nuôi và cá rô phi lai đỏ.
Sản xuất cá rô phi toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ rất lớn do virus TiLV.
Trong những năm gần đây, các trang trại nuôi cá ở Ai Cập đã chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ chết hàng loạt ở các ao nuôi cá rô phi nuôi trong những tháng hè. Các cuộc điều tra dịch tễ học cho thấy 37% các trang trại nuôi cá bị ảnh hưởng vào năm 2015 với tỷ lệ tử vong trung bình 9,2% và ước tính thiệt hại kinh tế khoảng 100 triệu USD/năm.
Rô phi là loài cá rất quan trọng đối với Ai Cập, chiếm tới 75% sản lượng cá tiêu thụ trong nước. Ngành nuôi trồng thuỷ sản Ai Cập là nước sản xuấ lớn nhất cá nuôi ở Châu Phi (1,17 triệu tấn vào năm 2015) và là nước sản xuất cá rô phi lớn thứ ba sau Trung Quốc và Indonesia.
Tiếp theo, các đợt bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi nuôi đã diễn ra tại Thái Lan, nơi tỷ lệ chết được quan sát và ghi nhận lên tới 20-90%. Tháng 7/2017, Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan (COA) thông báo tất cả 7 trại nuôi cá bị nhiễm virus TiLV đều nằm trong quận Guangyin và trong phạm vi 3 km từ khu vực bị nhiễm bệnh đầu tiên.
Do vậy, chính quyền thành phố đã ra lệnh kiểm tra tất cả các ao nuôi trong phạm vi bán kính 3 km của khu vực nhiễm bệnh. Khi cuộc kiểm tra được hoàn thành, các trại nuôi trong phạm vi bán kính 5 km của khu vực này và các khu vực lân cận (Hsinchu) sẽ tiếp tục được kiểm tra để đảm bảo virus không lây lan.
Thách thức cho sản xuất thủy sản toàn cầu
COA nhấn mạnh, mặc dù virus này chỉ lây nhiễm trên cá rô phi và không có nguy cơ lây lan sang người, tuy nhiên cá nhiễm bệnh không thể chữa khỏi. Do đó, hội đồng đã yêu cầu mở rộng việc kiểm tra 12 trại nuôi cá ở thượng lưu Shihmen Reservoir, dù khu vực này chưa bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, nếu lan sang các vùng khác của Đài Loan, virus này có thể gây nguy hại cho ngành cá rô phi nước này. Đài Loan là nước thứ 6 xuất hiện loại virus này, sau Colombia, Ecuador, Ai Cập, Israel và Thái Lan. Tới thời điểm này, 8 nước và vùng lãnh thổ, gồm Colombia, Ecuador, Ai Cập, Israel, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia và Ấn Độ đã công bố dịch.
FAO đưa ra cảnh báo, các nước sản xuất cá rô phi cần phải có chương trình giám sát TiLV. Hiện tại, hoạt động giám sát TiLV đang được tiến hành ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và dự kiến sẽ bắt đầu tại Philippines. Ngoài ra, một công ty tư nhân hiện đang làm việc để phát triển vaccin ngăn ngừa bệnh TiLV.
“Hiện chưa biết liệu bệnh có thể truyền qua các sản phẩm cá rô phi đông lạnh, nhưng có khả năng TiLV có thể phân bố rộng hơn và mối đe dọa đối với nuôi cá rô phi ở mức độ toàn cầu là rất lớn”, FAO cảnh báo.
Cách phòng, chống bệnh Tilapia lake virus (TiLV) trên cá rô phi
Dịch bệnh do Tilapia lake virus (TiLV) gây ra trên cá rô phi.
Hiện, chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này, vì vậy cần áp dụng các biện pháp sau khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi, cụ thể:
Nếu có hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh.Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV.Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan.Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh. Hố tiêu hủy cá chết phải cách xa nguồn nước, khu dân cư ít nhất 50 m. Sử dụng vôi bột rắc xuống hố và phun thuốc sát trùng quanh khu vực hố.Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường quản lý ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan qua dụng cụ, phương tiện và con người (sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc sát trùng).
Tilapialakevirus(TiLV) là loại virus gần đây được phát hiện liên quan tới tử vong hàng loạt trên ao nuôi cá rô phi.
Theo Nongnghiep/thuysanvietnam