Gặp lại người phụ nữ “sống với đàn khỉ” trong rừng từ lúc lên 5

Gặp lại người phụ nữ “sống với đàn khỉ” trong rừng từ lúc lên 5

Marina Chapman, nhân vật chính quyển hồi ký bán chạy nhất qua mạng tựa đề “Cô gái không tên”, hiện đang sống đuề huề cùng con cháu, nhưng chỉ khi bà nhảy tót lên cành cây với thân thủ mau lẹ dù đã ở tuổi 64, người ta mới biết người phụ nữ ấy từng có một tuổi thơ “dữ dội” khi “sống cùng bầy khỉ”.

Câu chuyện đời của Marina từng là đề tài rất khó tin nhưng có thật. Lúc bà chỉ mới lên 4 tuổi, thời điểm đầu thập niên 1950, Colombia đang ở giữa cuộc nội chiến bạo tàn La Violencia, hàng trăm đứa trẻ bị bắt cóc, quân phỉ muốn kiếm chác chút tiền chuộc từ bà nhưng không thành, chúng đành bỏ mặc bé gái trong rừng già Comlombia.

Marina may mắn được đàn khỉ Capuchin tìm thấy và cưu mang, dạy cách ăn quả, dẫn đến nguồn nước uống an toàn trên dòng sông Magdalena, trèo cây và tránh thú dữ. 5 năm sau, hai người thợ săn “giải cứu” Marina khỏi bầy khỉ. rồi… bán em cho một chủ nhà thổ!

Gặp lại người phụ nữ “sống với đàn khỉ” trong rừng từ lúc lên 5
Marina Chapman leo tót lên cây một cách nhanh nhẹn dù đã ở độ tuổi 64.

Ở nhà thổ, cô bé được gọi là Marina Cruz, chưa biết sống với người và chỉ ngủ dưới gầm giường. Tuy không phải bán dâm vì quá nhỏ con, nhưng em luôn bị mụ tú bà cho ăn đòn vì không biết phụ giúp việc vặt. Sau đó, Marina bỏ trốn khỏi nhà thổ, sống lang thang ngoài đường. Những chiêu thuật học được từ bầy khỉ giúp em...”chôm” đồ ăn và trèo lên cây để không bị cảnh sát bắt.

Sau đó, Marina được một gia đình tội phạm Colombia nhận về làm người ở. Gia đình này đối xử với cô bé khá tàn nhẫn. Một hàng xóm kể lại, người này từng trông thấy em bị trói lên cây ở sau nhà và đánh đòn. Người hàng xóm bèn cứu thoát và giúp em đến thủ đô Bogota, nơi Marina lại làm vú em cho một gia đình khác. Rồi họ qua Anh làm ăn trong 6 tháng và đem theo Marina. Ở Bradford, Marina 27 tuổi phải lòng John Chapman, một nhà vi sinh vật học, rồi họ thành vợ chồng và có hai cô con gái. Bà cũng ở lại Anh từ đó.

Trên thực tế, nhưng gì diễn ra thời còn ở trong rừng, Marina bà không muốn nhắc lại, nhưng con gái lớn Vanessa James cứ thôi thúc và cảm thấy cuốn hút viết chuyện li kỳ mà mẹ đã trải qua. Cả nhà với sự giúp đỡ của báo giới đã ghép nối lại các chi tiết để hình thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh.

Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể hình dung làm cách nào một đứa trẻ 5 tuổi có thể tồn tại nơi hoang dã khắc nghiệt mà ngay cả người trưởng thành cũng khó có thể sống sót. Sau nhiều giờ khóc lóc và mò mẫm qua các bụi rậm, bà lạc vào lãnh thổ của bầy khỉ Capuchin, Marina hồi tưởng lại. Bà từng xây xẩm do ngộ độc khi ăn phải lá me rừng, rồi được một con khỉ đầu đàn dẫn đi tìm vũng nước đục để uống cho ói ra hết thứ bã lá đã ăn phải, nhờ vậy mà bà thoát chết.

Gặp lại người phụ nữ “sống với đàn khỉ” trong rừng từ lúc lên 5
Những con khỉ Capuchin.

Mặc dù chỉ mới 5 tuổi nhưng Marina trông to xác hơn các chú khỉ Capuchin, dù vậy đàn khỉ không có vẻ gì là xua đuổi đứa nhỏ. Marina bắt đầu quan sát hành vi của những chú khỉ để học những kỹ năng sinh tồn như trèo cây, hái nhặt những thứ có thể ăn được, làm vệ sinh thân thể. Và điều kì lạ là đứa trẻ có thể nắm bắt một cách nhanh chóng.

Ví dụ như Marina nhận thấy nếu bà chịu khó theo sau và chờ lúc con khỉ hái cặp nách nhiều chuối chín, bà có thể nhanh tay nhặt được vài trái chúng làm rơi lại. Cứ thế dần dà, cô bé chưa được 10 tuổi đầu có thể sống hòa nhập giữa thiên nhiên một cách thuần thục.

Những con khỉ Capuchin chấp nhận Marina sống cùng bầy, chúng thận thiện nhưng không “yêu thương” bà như cách con người thường nghĩ, Marina giải thích. “Một ngày nọ một con khỉ non nhảy lên đầu và choàng tay sờ vào mặt cô bé, nếu cuộc đời một người chưa từng được ôm đến khi nào, đây là cái chạm êm ái nhất”, bà nhớ lại.

Khi phỏng vấn nhân vật để viết thành truyện, giới truyền thông đã cố tô vẽ thêm thêm nhiều chi tiết, mà theo Marina nói: một số có hơi quá. “Thực ra, các con khỉ không cho bà đồ ăn, mà bà phải học cách kiếm lấy hoặc vớt vát lại từ bầy, nhưng chúng chấp nhận cho bà đi theo đàn như một thành viên, chỉ điều này cũng đủ khiến bà ơn mang ơn chúng đến suốt đời”.

Gặp lại người phụ nữ “sống với đàn khỉ” trong rừng từ lúc lên 5
Marina Chapman cùng gia đình.

Marina kể lại, một trong những kỷ niệm êm đềm nhất mà bà nhớ mãi là lúc bầy khỉ ngồi trên cây để vệ sinh thân thể và bắt chấy cho nhau; những con Capuchin cũng nhẹ nhàng lướt qua mái tóc bà một cách thuần thục và tỉ mỉ; đó quả là một cách thư giãn và massage đầu không ở đâu được bằng.

Nhưng ngay cả khi đã sống quen với môi trường rừng rậm, Marina vẫn luôn khao khát được tìm thấy và tiếp xúc với đồng loại. Những nhóm thợ săn có súng thỉnh thoảng đi ngang qua. Một lần, bà mạnh dạn tiến lại gần con người trong tư thế đi bằng bốn chân. Trần truồng và di chuyển bằng cả “bốn chân”, Marina khóc xin được giúp đỡ, nhóm người đi săn “giải cứu” và đem bà về bán vào nhà chứa để làm chân sai vặt. Từ đây, hành trình hòa nhập lại thế giới con người đầy gian khổ của đứa bé 5 năm sống trong rừng rậm.

Ngày nay, Marina sống ở Anh quốc như một người vợ, một người bà hạnh phúc, quá trình trở lại cuộc sống của con người văn minh đã để lại cho bà nhiều kỷ niệm sâu sắc.

 

Theo tinhhoa