Một nhóm các nhà khoa học khẳng định loài cá có “giác quan thứ sáu”. Nghiên cứu nhận thấy rằng nhờ giác quan này mà cá cảm nhận được dòng chảy của nước, vị trí con mồi, thậm chí biết trước để tránh biển động. Phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters.
Tờ Daily Mail cũng dẫn lời nhà khoa học Leif Ristroph giải thích rằng họ đã xác định được một bố cục độc đáo của các “cảm biến” trên bề mặt thân cá. Và hệ thống cảm biến này gần như có phổ biến ở các loài cá. Mạng lưới các cảm biến này cũng giống như một “Ăng-ten thủy động lực” cho phép cá lấy tín hiệu về dòng chảy của nước và sử dụng thông tin này vào các hành vi khác nhau. Ví dụ như tránh chướng ngại vật, biết cách vượt qua các xoáy nước… mà không cần sự trợ giúp của tầm nhìn.
Để tìm hiểu cách thức cá khai thác thông tin dòng chảy, các nhóm nghiên cứu tập trung vào một hệ thống các cơ quan cảm giác nhận biết để phát hiện cả hai chuyển động và rung động trong các dòng nước xung quanh chúng.
Họ đặc biệt tập trung vào vị trí của những “con kênh” nhỏ li ti dọc theo cơ thể, lưu ý rằng vị trí này có thể giúp giải thích các chức năng như thế nào một giác quan thứ sáu của cá. Ví dụ, mức độ tập trung của các kênh đầu các cá hang mù dường như rất phù hợp cho việc phát hiện chướng ngại vật.
Nhóm nghiên cứu cũng đã chế tạo một con cá bằng nhựa và thử nghiệm thành công như cá thật.
Theo Thanh Niên