Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là một trong những bệnh lý phổ biến do ô nhiễm nguồn nước, hóa chất độc hại. Một trong các cách giải độc hữu hiệu và an toàn là sử dụng các loại thảo dược. Hãy cùng điểm danh những loại thảo dược trong vườn nhà có công dụng giải độc.
-
1
Cây mua
Cây mua là một loại cây phổ biến ở nhiều vùng trên đất nước ta. Cây mua có tác dụng giải độc rất tốt, đặc biệt là độc rắn cắn và độc sắn. Nếu bị rắn cắn bạn có thể sơ cứu bằng cách giã nát rễ cây mua để sắc lấy nước uống, có thể uống trực tiếp nước cây mua hoặc hãm với nước sôi.
-
2
Đậu xanh
Đậu xanh là một loại thảo dược quý, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Đậu xanh có thể giúp giải nhiều loại độc, trong đó có ngộ độc nấm và say sắn. Trong trường hợp bị ngộ độc nấm, bạn cần lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, hòa với một cốc nước lớn để uống hoặc nhai trực tiếp hạt đậu xanh sống và uống nhiều nước.
Ngoài ra bột đậu xanh pha với nước nguội cũng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể rất tốt. Đặc biệt vào mùa hè bạn nên ăn nhiều đậu xanh để tránh tình trạng nóng trong, hỗ trợ giải độc gan.
-
3
Rau mùi
Rau mùi là một trong những loại rau thơm phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Nhưng ít ai biết bằng đây cũng là một loại thảo dược có tác dụng giải độc. Trong trường hợp bị ngộ độc thức ăn, bạn có thể lấy 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.
-
4
Rau má
Rau má là một loại cây dễ trồng trong vườn nhà nhưng lại có công dụng giải độc dược rất tốt. Những người bị nóng trong có thể sử dụng rau má để làm mát gan, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Trong trường hợp bị độc lá ngón hoặc say sắn, nạn nhân có thể được cấp cứu bằng cách uống nước rau má đã giã nát, hòa với nước ấm. Cách này cũng được áp dụng tương tự với trường hợp ngộ độc nấm: lấy 160g rau má, 80g đường phèn hoặc 160g rau má, 400g củ cải tươi sắc lấy nước uống.
-
5
Kim ngân
Một trong những loại thảo dược giải độc hiệu quả thường được dùng trong đông y là hoa kim ngân. Mỗi ngày sắc 12g hoa kim ngân hoặc 20g cành lá (kim ngân đằng) để lấy nước uống giúp giiar độc do cà độc dược, lá ngón, nấm độc, hạt dây cam thảo, cỏ sữa lá to. Cây kim ngân có thể dùng riêng hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác như bồ công anh, sài đất.
-
6
Bòn bọt
Cây bòn bọt còn được biết đến với những tên gọi như cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc… Đây là một loại cây thuốc quý trong Đông y, được dùng để giải độc rắn. Nếu bị rắn độc cắn, bạn cần cố định chân tay nạn nhân nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu, sau đó giã nát lá cây bòn bọt để lấy nước uống và đắp phần bã lên vết thương.
Bên cạnh đó, những người bị dị ứng sơn cũng có thể sơ cứu bằng cách dùng cành cây bòn bọt sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, cây bòn bọt còn được dùng để chữa một số bệnh lý phổ biến như tiêu chảy, phù thũng, trực khuẩn…
-
7
Sắn dây
Trong y học cổ truyền, sắn dây còn có tên gọi là cát căn. Tất cả các bộ phận của cây này như lá, hoa, rễ củ đều có tác dụng giải độc hiệu quả. Trong trường hợp bị rắn cắn bạn có thể xư trí bằng cách giã nát củ sắn dây tươi hoặc củ sắn dây khô để ép lấy nước uống; giã nát lá sắn dây tươi, vắt lấy nước để uống và đắp bã lên vết thương. Nếu trong nhà có bột sắn dây, bạn có thể hòa bột này với nước rồi pha thềm đường để uống.