Một hệ thống “đặt tên cho con” rất riêng biệt của IKEA.
Đồ của gã khổng lồ đồ gia dụng IKEA vẫn thường xuyên nổi tiếng với những cái tên khó đọc. Nếu bạn đã từng đặt chân vào một cửa hàng, bạn sẽ thấy những cái tên quái dị được treo khắp nơi: trên tường, trên biển hiệu thông báo khu vực bán hàng, và hiển nhiên là trên tên sản phẩm.
Nhưng, không phải ai cũng biết rằng có một bí mật ẩn sâu dưới những cái tên ấy: chúng đều tuân theo một logic chung. Đúng vậy, toàn bộ 12.000 sản phẩm đều tuân theo một quy luật nghiêm ngặt, một quy luật cho ta một cái nhìn sâu hơn vào nền văn hóa của người Scandinavi.
Ngày 25 tháng 1 vừa qua, tại một triển lãm sản phẩm tại thành phố New York, nhà thiết kế Jon Karlsson tại IKEA đã hé lộ rằng họ có một đội ngũ đặt tên sản phẩm riêng biệt, chuyên chuyển thể tên sản phẩm từ một cơ sở dữ liệu gồm nhiều tên Thụy Điển khác nhau.
Giá sách được đặt tên theo những lĩnh vực nghề nghiệp mà chúng sẽ gắn bó (như “expedit” có nghĩa là chủ tiệm bán hàng) hoặc theo tên của một ai đó (giá sách Billy được đặt tên theo một nhân viên của IKEA, anh Billy Likjedhal).
Những sản phẩm đặt ngoài trời được đặt tên theo những hòn đảo thuộc vùng Scandinavi (Äpplarö là một đảo thuộc quần đảo Stockholm và Västerön là một đảo tại Aaland).
Một kho hàng của IKEA.
Thảm được đặt theo tên các thành phố và thị trấn tại Đan Mạch cũng như Thụy Điển (Ådum, Stockholm, Silkeborg). Ga trải giường, vỏ gối, chăn mỏng được đặt theo tên hoa và cây cối (Häxört là một loài cây thuộc họ cây anh thảo).
Luật đặt tên được người sáng lập của IKEA, ông Ingvar Kamprad đặt ra. Bản thân ông Ingvar là người mắc chứng đọc khó (trớ trêu thay, ông là người sáng lập ra hãng có tên sản phẩm khó đọc nhất nhì thế giới) và ông cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhớ mã sản phẩm.
Để đơn giản hóa mọi thủ tục đặt tên áp dụng cho toàn bộ chuỗi 389 cửa hàng vòng quanh thế giới, IKEA sử dụng một loại tên cho tất cả các sản phẩm vòng quanh thị trường của họ, mặc dù những cái tên ấy có thể mang nghĩa “không được hay cho lắm” trong các ngôn ngữ khác. Nhân viên cũng thỉnh thoảng nêu lên ý tưởng mới cho một sản phẩm mới mà họ tạo ra nhưng thông thường, công ty vẫn sử dụng kịch bản đặt tên cũ cho những sản phẩm ấy.
Một số sản phẩm được đặt tên theo công dụng của chúng.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ khác nữa. Một số sản phẩm được đặt tên theo công dụng của chúng. Ví dụ như chiếc xe trượt “Sladda” mới được tung ra dịch ra có nghĩa là “trượt” trong tiếng Thụy Điển. Một ví dụ nữa là cối xay gia vị Krossa, có nghĩa là “đập nát, nghiền nát”.
Dưới đây là một bản từ điển khá đấy đủ, sẽ cho bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn vào những cái tên lằng nhằng và khó đọc:
Nội thất nhà vệ sinh: tên của ao, hồ, sông ngòi – bất kì vùng nước lớn nào tại Thụy Điển.Phụ kiện trên giường: hoa và cây cối.Giường, tủ, nội thất trong phòng lớn: các địa điểm của vùng Na-uy.Giá sách: nghề nghiệp, tên của nam giới trong tiếng Scandinavi.Bát, bình hoa, đế nến: địa điểm của Thụy Điển hay các tính từ, gia vị, các loại hương liệu, hoa quả.Hộp, đồ trang trí trên tường, ảnh và khung ảnh, đồng hồ: tiếng lóng mô tả trạng thái của người Thụy điển hay một số địa điểm của Thụy Điển.Đồ cho trẻ em: động vật có vú, chim chóc, tính từ.Bàn, ghế, ghế xoay: tên cho nam giới trong tiếng Scandinavi.Đồ dệt may, rèm cửa: tên cho con gái trong tiếng Scandianvi.Đồ vật sử dụng trong vườn: các hòn đảo của vùng Scandinavi.Đồ dùng trong bếp: tên loài cá, nấm và một số tính từ.Đèn thắp sáng: đơn vị đo, các mùa, các tháng, các ngày, thuật ngữ hàng hải, một số địa điểm Thụy Điển.Thảm trải sàn: một số vùng miền Đan Mạch.Ghế sofa, ghế bành, ghế thường hay ghế đặt bàn ăn: các địa điểm Thụy Điển.
Nếu như bạn còn tò mò hơn nữa về truyền thống đặt tên độc đáo của IKEA, các bạn có thể tham khảo cuốn từ điển trực tuyến này của Lars Petrus, một quán quân chơi Rubic của Thụy Điển.
Những sản phẩm tuyệt vời không khiến cho bạn không chỉ nhớ tới nó bởi chất lượng, mà còn bởi những tên gọi đặc biệt nữa!