100 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đây vẫn được coi là vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất thế giới.
Do đã quá mệt mỏi với cuộc chiến giằng co từng mét đất trên những chiến hào chằng chịt dường như không hồi kết kể từ đầu chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh đã quyết định tạo ra một vụ nổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại để “thổi” bay toàn bộ quân đức tại trận Ypres ở Bỉ năm 1917. Để thực hiện được công việc khó khăn này, các Kỹ sư Hoàng gia Anh đã quyết định đào một hệ thống gồm khoảng hơn 20 đường hầm dưới một cao điểm đang được quân Đức chiếm giữ.
Đã có 21 đường hầm được đào chứa trong đó hơn 450 tấn thuốc nổ, đoạn hầm sâu nhất đạt 29 mét.
Các hầm được đào bằng kỹ thuật đào hầm khai thác than, lực lượng Kỹ sư Hoàng gia Anh còn đưa đến đây những đội lính thợ bao gồm toàn các cựu thợ mỏ trước chiến tranh để hoàn thành hệ thống đường hầm tử thần này càng sớm càng tốt. Tổng cộng đã có 21 đường hầm được đào chứa trong đó hơn 450 tấn thuốc nổ, đoạn hầm sâu nhất đạt 29 mét và chứa tới 41 tấn.
Đã có 19 người lính Công binh Hoàng gia thiệt mạng trong quá trình đào hầm. Những người lính thuộc lực lượng Công binh Hoàng gia đang cần mẫn làm việc cả ngày lẫn đêm để đào 1 trong số 21 đoạn đường hầm chứa tổng cộng 450 tấn thuốc nổ.
Vụ nổ này làm 1 vạn lính Đức thiệt mạng.
Vụ nổ lớn nhất lịch sử nhân loại diễn ra vào lúc 3 giờ 30 phút sáng ngày 7/6/1917, 450 tấn thuốc nổ được kích nổ bằng điện phải mất tới 19 giây mới nổ hết và gây ra một trận động đất nhẹ. Tổng cộng đã có khoảng 1 vạn lính Đức thiệt mạng trong vụ nổ này và đây là vụ nổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại cho đến khi bom hạt nhân ra đời. Mặc dù vậy, phía Anh cũng vẫn không thể thực sự giành được lợi thế tại mặt trận Ypres này khi các đợt tấn công sau vụ nổ lịch sử của họ đã bị pháo binh Đức chặn đứng.