Giới thiên văn đã “phớt lờ” bằng chứng đầu tiên về hành tinh này

Giới thiên văn đã

Bằng chứng về hành tinh ngoại đã xuất hiện vào năm 1917, nhưng các nhà thiên văn học không hề hay biết, thậm chí còn cho rằng hành tinh ngoại xuất hiện vào những năm 1990.

Van Maanen 2 là sao lùn trắng gần Trái Đất nhất, cách Trái Đất khoảng 14 năm ánh sáng, được phát hiện vào năm 1917 do nhà thiên văn học người Hà Lan Adriaan van Maanen. Có lẽ nó là bằng chứng đầu tiên về hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.


Hình minh họa về sao lùn trắng.

Tuy nhiên, các nhà thiên văn học lại không biết điều đó, và cho rằng, những bằng chứng về “hành tinh ngoại” mới được phát hiện vào năm 1992 nhờ kính thiên văn không gian Kepler.

Năm ngoái, giáo sư Jay Farihi của trường Đại học London (Anh) đã liên hệ với Đài quan sát Carnegie (Mỹ) để hỏi về tấm kính chứa hình ảnh quang phổ của sao van Maanen 2.

Hình ảnh quang phổ là bản ghi lại ánh sáng của ngôi sao này phát ra. Hình ảnh trên tấm phim quang phổ chỉ ra tất cả các thành phần của ánh sáng, giống như màu sắc của cầu vồng khi được quan sát qua lăng kính.


Hình ảnh quang phổ năm 1917 về sao van Maanen 2 từ kho tài liệu của Đài quan sát Carnegie.

Đồng thời, chúng còn giúp các nhà thiên văn biết biết ánh sáng phát ra từ một ngôi sao bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học trong ngôi sao như thế nào trước khi đưa chúng tới Trái Đất.

Hơn nữa, mọi dấu hiệu trên tấm kính đều rất bình thường, ngoại trừ, sao Van Maanen 2 có vẻ ấm hơn so với Mặt Trời của chúng ta.

Tuy nhiên, khi Farihi kiểm tra quang phổ, ông đã tìm thấy một điều gì đó khá bất thường về “đường cong hấp thụ” trên quang phổ.

Những đường con hấp thụ là đường chỉ ra các thành phần hóa học của ánh sáng. Trong tấm phim quang phổ sao van Maanene 2, có sự xuất hiện của của các nguyên tố nặng như canxi, magie, sắt.

Những nguyên tố này cần một thời gian tương đối dài để “ẩn mình” bên trong ngôi sao do khối lượng của chúng.


Hình ảnh những mảnh vụn được phát hiện xung quanh hai sao lùn trắng.

“Phát hiện bất ngờ về tấm ảnh quang phổ năm 1917 của chúng tôi là bằng chứng ghi nhận sớm nhất không thể tin được về một hệ thống sao lùn trắng bị ô nhiễm”, nhà thiên văn John Mulchaey của Đài quan sát Carnegie phát biểu.

Trong những năm gần đây, các nhà thiên văn đã phát hiện ra nhiều ngôi sao lùn trắng với hình ảnh quang phổ tương tự và chỉ ra rằng các nguyên tố nặng là do các tiểu hành tinh rơi xuống trên bề mặt của các ngôi sao này.

Đồng thời, cho thấy, tất cả các sao lùn trắng này đang quay quanh một hành tinh lớn và một vành đai tiểu hành tinh.

Thật đáng buồn khi các nhà khoa học đã bỏ lỡ bằng chứng này trong gần 100 năm!

Ông Mulchaey phát biểu với báo giới:

“Với một kho tài liệu khổng lồ từ Đài quan sát Carnegie, khoảng 250.000 tấm phim quang phổ từ ba đài quan sát khác nhau – núi Wilson, Palomar, và Las Campanas, hứa hẹn sẽ xuất hiện rất nhiều những phát hiện mới trong tương lai nhờ nguồn tài nguyên phong phú này”.

 

Theo soha/trithuctre