Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GD Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá bản địa đã hoà quyện lẫn nhau và đạt đến ngưỡng giá trị cao nhất trong GD. Truyền thống đề cao học hành đã được gieo mầm và phát triển đến tận ngày nay.
Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho những bạn muốn đi du học Đài Loan nhé!
-
1
Toàn cảnh
Theo những số liệu mới nhất, gần 80% HS Đài Loan tiếp tục theo học bậc phổ thông trung học trong đó chiếm một tỷ lệ lớn là các lớp học hướng nghiệp. 40% HS trung học tham gia học tiếp các bậc ĐH, CĐ. Khá nhiều trong số 60% HS còn lại nhận được tấm bằng sau đào tạo hướng nghiệp. Hiện Đài Loan có 121 trường ĐH và CĐ, bao gồm các trường công và hệ thống trường tư. Theo ước tính, chi tiêu GD chiếm tới 6% GNP. Các trường và học viên ở Đài Loan đang kêu gọi các cấp quản lý trích 15% ngân sách hàng năm để giành cho GD tuy nhiên, đòi hỏi này vẫn chưa được đáp ứng.
Đài Loan rất hạn chế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên người dân Đài Loan đã chọn lựa một con đường khôn ngoan để phát triển nền kinh tế là dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vào năm 1971, tỷ lệ trẻ em đến trường đã đạt 98,02%. 26 năm sau, tỷ lệ này đạt gần như tuyệt đối: 99,91%. GD phổ cập hiện đang ở mức phổ cập trung học (tương đương lớp 9 của Việt Nam).
Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GD Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá bản địa đã hoà quyện lẫn nhau và đạt đến ngưỡng giá trị cao nhất trong GD. Truyền thống đề cao học hành đã được gieo mầm và phát triển đến tận ngày nay.
-
2
Chính sách phát triển nhân lực
Ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, người dân Đài Loan từ lâu đã luôn đề cao vai trò của GD đH như một sự tự hoàn thiện tất yếu của mỗi người. Nó đã được đẩy lên thành biểu tượng xã hội. Càng học cao, càng có điều kiện để có được việc làm tốt. Tuy nhiên, do lực lượng trường tư của Đài Loan còn ít ỏi, nền GD vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ. Để khắc phục hạn chế này, trong vài thập kỷ trở lại đây, Đài Loan ra sức tạo điều kiện cho GD tư nhân phát triển, tham gia vào phát triển GD của cả nước. Chính sách này đang cho thấy những kết quả rất khả quan. Tỷ lệ đóng góp GNP của khối tư nhân trong GD đào tạo tǎng đều hàng nǎm.
-
3
Giáo dục đặc biệt
GD đặc biệt bao gồm các chương trình và việc hỗ trợ đồ dùng, học tập cho các trẻ tài nǎng cũng như cho những nhu cầu đặc biệt dành cho đào tạo, giảng dạy trẻ khuyết tật. Có những trường học đặc biệt dành cho trẻ em bị mù, điếc, thiểu nǎng trí tuệ, sức khoẻ…
Thông thường, những trường học này được hoạt động, tổ chức bởi chính phủ và có chương trình học song song với hệ thống GD thông thường của Đài Loan, bao gồm từ trường mẫu giáo tới trường hướng nghiệp. Trong nǎm 2000, có 5.989 HS được học trong 23 trường như vậy. Thêm vào đó, 2.670 trường học thông thường cũng nhận 4.783 lớp học dành cho 92.492 HS câm điếc. Từ khi Luật GD đặc biệt được ban hành nǎm 1984, những HS thiểu nǎng, tàn tật được cho phép học tập tại nhà. Nǎm 2000, dịch vụ học tập tại gia đã thu hút 1.143 HS đặc biệt.
GD đặc biệt còn được bao hàm cả những lớp học dành cho các tài nǎng đặc biệt. Nǎm 2000, có tổng số 143 trường dành cho các HS “thiên tài” và 408 trường khác dành cho những HS tài nǎng. Phần lớn các em HS này đều học trong những trường bình thường nhưng luôn có sự chú ý đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các em. Đối tượng “thiên tài” được chia thành những em có khả nǎng siêu việt trong môn toán hay khoa học. Các HS tài nǎng thì lại khác, họ được chia ra những bộ môn cụ thể như âm nhạc, hội hoạ, nhảy hay thể thao.
-
4
Giáo dục mở
GD mở là một khái niệm phổ biến ở Đài Loan, nghĩa là các khoá học bổ trợ (supplementary). Những trường mở hàng đầu chính là các trường ĐH mở. Trường ĐH mở quốc gia được đi vào hoạt động từ nǎm 1987 trong khi trường ĐH mở Cao Hùng mới tham gia đào tạo từ nǎm 1997. Trong nǎm 2000, hai trường này đào tạo 36.371 SV. Tỷ lệ SV nam/nữ là 1-2.2, trong tất cả các nhóm tuổi, các SV nữ ở độ 35-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại hai trường này, đã có 2.431 SV tốt nghiệp trong nǎm 1999.
GD mở có thể chia thành 3 nhóm: phổ cập, cao cấp và ngắn hạn. Bậc phổ cập được biết đến như là bậc học cơ bản dành cho người lớn, bao gồm từ học sơ cấp tới trung cấp. Nǎm 2000, Đài Loan có 278.731 người theo học tại 972 lớp học mở từ tiểu học tới ĐH.
-
5
Những tồn tại
Tại tất cả các cấp học ở Đài Loan , HS được nhận một bảng biểu nặng nề của chương trình KMT. Cũng như Nhật, HS nào muốn vào được ĐH hay CĐ đều phải trải qua những kỳ thi bắt buộc vô cùng gian nan.
Từ khi còn học bậc trung học cơ sở, những SV ĐH tương lai này đã phải chịu đựng những giờ học liên miên trên lớp, hoàn thành một đống bài tập về nhà và chạy sô tới các lớp học thêm, lớp học bồi dưỡng. Ngoài ra, các em cũng phải đối mặt với những bài kiểm tra hàng tuần và những bài trắc nghiệm mỗi ngày.
Một số HS Đài Loan khi trượt kỳ thi vào ĐH, CĐ, do sức ép tâm lý thường bị suy sụp hay thậm chí tìm cách tự tử. Việc có được một chỗ trong giảng đường ĐH như ĐH quốc gia Cheng Chi (công lập) đồng nghĩa với sự đảm bảo một chỗ làm tốt cho tương lai. Điều này buộc các HS phải tham gia chạy đua nghiệt ngã vào những trường ĐH danh tiếng nhất.