Một bằng sáng chế nộp vào năm 2014 vừa được công bố tiết lộ rằng Google muốn tạo ra một loại thiết bị có thể được cài vào trong nhãn cầu mắt của bạn theo đúng nghĩa đen.
Google tạo ra một thiết bị có thể cấy vào nhãn cầu của người dùng.
Hãy quên Google Glass và các thiết bị kết nối khác, Google đang phát triển một loại vật liệu polymer có tính linh hoạt cao để có thể phù hợp với phần bề mặt nhãn cầu mắt của con người. Nếu bạn tự hỏi, làm sao họ có thể làm được như vậy thì hãy tham khảo một bài giải phẫu nhỏ sau đây.
Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng).
Tròng mắt là một hình cầu, lớp củng mạc phía ngoài, màu trắng đục (tròng trắng), phía trước bọc bởi một lớp trong gọi là kết mạc. Giác mạc nối tiếp củng mạc lồi ra phía trước, trong suốt để lộ phía trong cầu mắt, tạo thành tròng đen.
Bên sau giác mạc theo thứ tự từ ngoài vào trong là khối lỏng thủy dịch, vòng cơ mi (con ngươi), thủy tinh thể nằm trong trung tâm phía sau cơ mi, khối lỏng dịch thủy tinh, và sau cùng, lót phía trong cầu mắt là võng mạc, nơi ánh sáng tác động lên nhiều đầu dây thần kinh hình nón và hình gậy. Những dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não.
Dây thần kinh tụ lại tại một điểm ra phía sau cầu mắt theo dây thần kinh thị giác vào não.
Trong bằng sáng chế của Google nói rằng các thiết bị sẽ được cài vào trong nhãn cầu mắt bằng cách tiêm một chất lỏng đặc biệt có kèm theo các thiết bị xuyên thủng giác mạc vào bên trong lớp dịch thủy tinh. Google hy vọng với cách tiêm trực tiếp thiết bị vào trong nhãn cầu mắt theo cách này, các thiết bị sẽ giúp người dùng tập trung tuyệt đối vào các nội dung được hiển thị và chúng đương nhiên sẽ được kết nối với các thiết bị khác một cách thông minh.
Sẽ có ai đó hỏi rằng các thiết bị trên sẽ lấy năng lượng từ đâu để hoạt động được? Dù không được thể hiện rõ ràng và cũng không được nêu rõ trong bằng sáng chế này nhưng có thể hình dung rằng chúng hoạt động được nhờ vào năng lượng thu thập được bằng một thứ gọi là “ăng-ten thu hoạch”.
Các thiết bị cấy vào mắt sẽ chạy trên nền tảng Android.
Vậy các thiết bị này sẽ chạy trên nền tảng nào? Theo nhiều suy đoán thì do bằng sáng chế này của Google nên nhiều khả năng sẽ chạy hệ điều hành Android như các thiết bị khác để tăng tính tương thích. Nhiều phản ứng trái chiều thậm chí chế nhạo bằng sáng chế này và cho rằng nó thật điên rồ nhưng biết đâu được trong tương lai nó có thể sẽ thành hiện thực. Và rất có thể, ranh giới giữa con người và máy móc sẽ bị xóa bỏ từ bằng sáng chế “viễn tưởng” này của Google.
Theo Trí Thức Trẻ