Nhận định này của Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt còn khẳng định: mức độ ô nhiễm không khí cao nhất là vào tháng 12, tháng 1, thấp nhất là tháng 7, tháng 8.
Theo tác giả, sở dĩ có tình trạng này, bởi mùa đông thường có gió mùa đông bắc tràn về, khí áp tăng cao, nhiệt độ hạ xuống làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này làm cho các chất ô nhiễm luẩn quẩn sát mặt đất trong một thời gian dài.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội càng nặng nề hơn vào mùa đông. (Ảnh : Phạm Yên) |
Ông Hiển cảnh báo, do bức xạ, nên trong mùa đông thường xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt sát mặt đất về ban đêm. Vì vậy, các Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cần nghiên cứu và dự báo chất lượng không khí thời điểm nghịch nhiệt. Bởi cứ lên cao 100 mét, nhiệt độ lại giảm đi 0,6 độ.
Nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt thì nhiệt độ lại tăng theo độ cao, khiến cho các chất ô nhiễm không phát tán lên cao mà cứ tích tụ trong phạm vi 150-200 mét sát mặt đất.
Điều này gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé hơn 1% mi-li-mét (PM10). Đây là loại bụi dễ thâm nhập vào đường hô hấp của con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người có tuổi.
Theo kết quả quan trắc của trạm khí tượng Láng (Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ), hiện nay, trung bình mỗi mét khối không khí ở Hà Nội có 80 mg bụi khí có kích thước PM10, 45 mg SO2, 30 mg NO2, 30 mg CO2, 30 mg 03 và 1000mg CO.
Khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, hầu hết các chất ô nhiễm này đều tăng cao, trong đó bụi khí tăng cao nhất.
Theo Tiền phong