Hàng ngày nhiều người vẫn ung dung ăn cơm tại các quán bình dân. Nhưng khó ai có thể ăn ngon miệng khi biết đường đi của gà, cá , tôm bẩn đến quán cơm.
-
1
Cá thối từ chợ đến quán ăn
Theo điều tra của báo Khám phá, tại khu vực buôn bán cá tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Hà Nội), các tiểu thương bán cá ươn cho người tiêu dùng. Thậm chí, nhiều cửa hàng cơm bình dân hay bún cá còn đặt hàng số lượng lớn cá đã bốc mùi, được tận dụng để lọc thịt để riêng.
Không chỉ sử dụng cá kém chất lượng, cá thối, các loại cá được đưa đến quán cơm bình dân không đảm bảo còn qua các bước xử lý rất mất vệ sinh. Người bán trực tiếp lọc cá tại trên nền xi măng nhem nhuốc, bẩn thỉu, lẫn lộn cả phân, nước và thịt cá… Sau thời gian khoảng 1 tiếng ngồi lọc cá, các tiểu thương này tiến hành gom phần thịt vào các túi nilon, không hề bỏ phần cá thối hay rửa qua những cặn bẩn bám bên ngoài.
Cá được mổ tại những khu vực không đảm bảo vệ sinh
Sau khi xếp đủ chuyến hàng khoảng 20-30 kg thịt cá đã thành phẩm, các chủ cửa hàng cá này sẽ giao cho một nhân viên trực tiếp đi giao tại các quán bún cá từ bình dân đến sang trọng nhằm phục vụ những “thượng đế” của món: bún cá, cá chiên giòn …
Đồng thời, khi chế biến các món cá rán, cá chiên thơm ngon, một số chủ quán cơm sẵn sàng sử dụng loại dầu ăn không đảm bào nguồn gốc, tương ớt bẩn, nước mắm “siêu rể”. Và tất cả đều được chuẩn bị “chu đáo” để phục vụ các thực khách.
-
2
Gà đông lạnh, gà chết: Lựa chọn số 1 của quán cơm bụi
Theo thông tin của VTC News, một số chợ đầu mối Kim Ngưu chuyên cung cấp rau, củ, quả, thịt, cá và đặc biệt là thịt gà cho nhiều quận trong thành phố Hà Nội cũng là nơi giao thương của nhiều chủ quán cơm trên địa bàn thường lựa chọn những con gà đông lạnh không đảm bảo. Thậm chí, những con gà đã chuyển màu tím ngắt được bày trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ hay vất sơ sài trên tấm ni-lông tạm bợ trên nền đất bẩn thỉu, xung quanh đầy rác thải và cạnh đó là rãnh nước bốc mùi hôi thối chính là lựa chọn số 1 của các quán cơm bụi.
Thường xuyên tiêu thụ thịt gà đông lạnh có thể làm tăng nguy cơ ung thư
Còn tại chợ đêm Sinh viên ở Cầu Giấy, Hà Nội, ở phía cuối góc chợ có một mảnh đất nhỏ, xung quanh rậm rạp cây cối là “địa phận” chỉ dành riêng cho nhóm buôn bán gà. Ở đó khách hàng có thể tìm thấy đủ các loại gà với chất lượng và giá cả khác nhau.
Thông thường, thịt gà đông lạnh ở các quán cơm thường được bán với giá siêu rẻ 35.000 đồng/kg. Chủ quán cơm chỉ cần rán vàng, cho thêm mật ong, “biến hóa” chúng thành món gà ngon đặt trên suất cơm của thực khách. Với những người bán hàng cơm, thịt gà đông lạnh gần như là lựa chọn số 1 bởi hai yếu tố kinh tế: Rẻ và để được lâu. Còn việc gà được giết mổ từ khi nào, chất lượng thực sự ra sao hầu như họ không cần biết.
Để biết thêm nguy hại về việc sử dụng thịt gà đông lạnh không rõ nguồn gốc khi chế biến, bạn có thể tham khảo bài viết: Thịt gà đông lạnh tiềm ẩn nguy cơ ung thư không ngờ.
Những con gà dùng được chế biến trong quán cơm thường bị chết trong quá trình di chuyển, chết do bị chẹt trên xe và khi thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá, lượng gà chết sẽ tăng cao hơn. Theo một chủ buôn ở đây, tuy là gà chết nhưng dù sao vẫn là gà tươi, còn hơn gà đông lạnh. Sau khi đã bày lên mâm, các khách hàng khó có thể nào phân biệt được thịt gà này là sạch hay bẩn.
-
3
Thịt lợn chết “lết” từ lò mổ tới bàn ăn
Theo điều tra của PV báo Lao động, lợn đang ốm, đã chết, nhiều con chết từ 3 – 4 ngày thậm chí cả tuần vẫn được mổ lấy thịt để bán ra thị trường là những sự thật kinh hoàng đang diễn ra tại thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà (Thường Tín, Hà Nội).
Ngoài ra, việc thu gom lợn chết hay sử dụng lợn trong các lò mổ không đảm bảo chất lượng là chuyện “thường ngày” tại nhiều quán cơm. Thịt lợn chết này bán rất chạy ở các chợ vì giá rẻ, ngoài ra còn đổ cho các quán cơm bình dân. Nếu loại nào chết lâu quá rồi phải xay ra để bán cho các quán làm bún nem, bún chả…
Thịt lợn được mổ tại nhà, không đảm bảo vệ sinh
Nhiều cửa hàng bún, quán cơm bình dân tại các khu vực tập trung đông sinh viên, người lao động nghèo như khu chợ Long Biên, khu vực gần cầu Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam… đều lấy thịt lợn ốm chết được bày bán tại chợ đầu mối Đền Lừ. Nguy hiểm hơn, khi về các quán cơm, quán bún, hầu hết thịt lợn ốm chết đều được tẩy rửa qua bằng hoá chất, chủ yếu là hàng the.
Thậm chí nhiều phần thịt lợn, nội tạng như lòng bị nhợt nhạt, bốc mùi hôi còn được nhiều chủ quán cơm tẩy rửa bằng thuốc tẩy. Những miếng thịt ba chỉ nhợt nhạt bốc mùi được kho với trứng vịt thơm lừng, chân giò lợn chết trở thành món giả cầy nhìn rất bắt mắt. Toàn bộ số thịt xay được làm thành món chả cuốn lá lốt…
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần lựa chọn thịt lợn đảm bảo chất lượng: Nhận dạng thịt lợn tiêm hóa chất gây hại sức khỏe.
-
4
Tôm chết bơm tạp chất thành tôm màu tươi sống
Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa bắt quả tang 2 cơ sở kinh doanh bơm tạp chất vào tôm sú đã chết rồi bán cho các nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Tang vật thu giữ là 150kg tôm sú chết, 202 kg tạp chất cùng 80 mũi tiêm. Trước đó, nhiều vụ bơm nước, bơm tạp chất, bơm glixerin… vào tôm nhằm thu lợi bất chính cũng bị phát hiện. Việc bơm tạp chất Agar (bột thạch rau câu) để biến tôm chết thành tôm có màu tươi sống.
Tôm được tiêm hóa chất để phục vụ thực khách
Bên cạnh thịt lợn, thịt gà, tôm cũng là nguyên liệu được “bỏ” nhiều hóa chất tại các quán cơm bình dân. Ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được chăm sóc đặc biệt bằng hàng loạt các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn.
Tất nhiên, những con tôm “chất lượng” được chăm sóc cẩn thận như thế này sẽ rất béo tốt nhưng chỉ sở hữu giá cả “siêu rẻ”. Những con tôm bị bơm tạp chất này có thể sẽ trở thành những món ăn hấp dẫn trong bàn tiệc cưới, quán cơm bình dân, thậm chí trong mâm cơm của mỗi gia đình.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để không ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình. Bạn có thể xem thêm:
>> Cách phân biệt tôm sạch và tôm bơm hóa chất kẻo ‘rước họa vào thân’
>> Rùng mình những thực phẩm “giết người” của Trung Quốc