1. Làm quen với bản đồ tư duy:
Cho trẻ “đọc, hiểu” bản đồ tư duy, nghĩa là đưa ra một vài bản đồ tư duy cho trẻ làm quen và tập thuyết minh, diễn giải nội dung bản đồ tư duy đó cho bố mẹ nghe.
Ví dụ: Bản đồ tư duy về Bài ôn tập Đặc điểm các yếu tố tự nhiên Việt Nam (Địa lí 5)
Tiếp theo, mẹ hãy để bé được vừa học vừa thư giãn với bản đồ dưới đây, chắc chắn rằng bé sẽ thấy vô cùng thú vị đấy! Đầu tiên, mẹ hãy để bé quan sát và “đố vui” con rằng: “Bản đồ tư duy sau nói về ngày gì?”
Nếu bé đã “nhận diện” được Halloween rồi, hãy khuyến khích bé “thỏa sức” nói thêm về những hiểu biết hay kỉ niệm của bé về ngày này nhé!
Tương tự, mẹ hãy xen kẽ bất cứ bản đồ tư duy nào với chủ đề bất kì, để tạo hứng thú ban đầu cho con và để bé hiểu được “cách tiếp cận” với công cụ mới này như thế nào.
2. Lập bản đồ tư duy cho một bài học
Khi bé đã hiểu được “người bạn” Bản đồ tư duy thực ra rất thú vị, mẹ hãy cùng bé thực hiện lập bản đồ tư duy cho một bài học để giúp con dễ dàng nắm được nội dung, nhớ lâu và phát huy tính sáng tạo nữa.>>> Xem thêm:Bản đồ tư duy – Khai thác tối đa tiềm năng bộ não của trẻ
Ví dụ: Bài Nhà nước Văn Lang (Lịch sử 4)
– Cho các con đọc kĩ bài Nhà nước Văn Lang (trang 11, 12, 13, 14 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4)
– Gợi ý cho các con đặt các câu hỏi:
+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ở vùng nào trên đất nước ta?
+ Tổ chức bộ máy nhà nước văn Lang?
+ Đặc điểm về cuộc sống của người Lạc Việt? Sản xuất? Tục lệ?…
– Dùng bút đánh dấu dòng tìm từ khóa, ý chính.
Các con dùng bút chì, bút màu, tẩy,… tiến hành lập bản đồ tư duy.
Lưu ý: Do bản đồ tư duy là sơ đồ mở, thiết kế theo cách hiểu riêng của mỗi người và mang dấu ấn cá nhân như sở thích về màu sắc, nét vẽ, cách bố trí các nhánh,… Nó thể hiện năng khiếu vẽ riêng của mỗi người nên hãy để cho con tự “sáng tác”, tránh việc áp đặt. Các mẹ chỉ cần có những gợi ý về nội dung – nếu thấy cần.
Sau đây là một gợi ý tham khảo về bản đồ tư duy Nhà nước Văn Lang – nhớ là các con vẫn có thể vẽ thêm nhánh, thêm các hình ảnh minh họa, hình ảnh liên tưởng, thêm nội dung,… sao cho các con thấy dễ nhớ bài học nhất.
Các ý trên bản đồ tư duy được ghi bằng các từ khóa (key word) nhưng khi “đọc” bản đồ tư duy các con nhớ diễn đạt nội dung thành câu. Ví dụ, nhìn vào nhánh TỔ CHỨC, các con cần diễn đạt thành lời: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, ra đời khoảng năm 700 trước Công nguyên ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả, nơi có người Lạc Việt sinh sống. Tiếp tục diễn đạt nội dung các nhánh khác và bổ sung thêm ý nữa nhé!
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân tích và cho thấy việc tự lập bản đồ tư duy phát huy nhiều dạng trí thông minh, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ…
Theo đó, khi lập bản đồ tư duy cần:
– Nghiên cứu tài liệu, đọc thầm SGK, tìm từ khóa (phát huy trí thông minh nội tâm, ngôn ngữ);
– Thiết lập bản đồ tư duy về bài học (phát huy trí thông minh ngôn ngữ, lôgic, không gian) vì bản đồ tư duy là sự kết hợp cả đường nét, màu sắc, chữ viết và có thể vẽ thêm các hình ảnh liên tưởng trong thực tế cuộc sống, trong thiên nhiên vào bản đồ tư duy (trí thông minh tự nhiên học). Lập bản đồ tư duy còn phát triển khả năng thẩm mỹ vì việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp.
– Thuyết trình về bản đồ tư duy. Việc thuyết trình cần cả ngữ điệu, âm điệu, điệu bộ cơ thể (phát huy trí thông minh giao tiếp, hình thể động năng, âm nhạc).
Các mẹ hãy tiếp tục gợi ý cho các con lập bản đồ tư duy các bài học khác, bản đồ tư duy về kế hoạch học tập, giới thiệu bản thân,…
bài sau, Em đẹp sẽ giới thiệu
tới các mẹ bài viết Làm sao để bé ham đọc sách, các
mẹ nhớ theo dõi nhé!
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.