Sử dụng các thiết bị chuyên dụng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hành tinh trẻ giống sao Mộc cách Trái đất 97 năm ánh sáng và có niên đại chỉ 20 triệu năm tuổi.
Phát hiện hành tinh trẻ 54 Eridani b 20 triệu năm tuổi
Theo tin tức mới nhất trên Sci-news, các nhà thiên văn sử dụng thiết bị chuyên dụng máy chụp ảnh hành tinh Gemini (Gemini Planet Imager) và phát hiện ra một hành tinh trẻ giống sao Mộc đang quay quanh một ngôi sao gần đó. Người ta gọi hành tinh trẻ này là 51 Eridani b (51 Eri b).
Hành tinh 51 Eridani cách Trái đất khoảng 97 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Eridanus. Theo tính toán, nó có niên đại 20 triệu năm tuổi, theo tiêu chuẩn thiên văn học thì đây chỉ là một hành tinh “sơ sinh”.
Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ của nó, có tên là c Eridani hay còn gọi là HD 29391, một khoảng là 13 AU (đơn vị thiên văn) – tương đương khoảng cách giữa sao Thổ và sao Thiên Vương trong hệ Mặt Trời. 51 Eridani b rất lớn có khối lượng gấp hai lần sao Mộc.
Hành tinh 51 Eridani b được mệnh danh là ‘sao Mộc trẻ’. (Ảnh Sci-news)
Nó là ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện bởi thiết bị Gemini Planet Imager (GPI). Thiết bị được thiết kế để khám phá và phân tích các hành tinh trẻ, mờ nhạt quay xung quanh các ngôi sao sáng hơn và gần đó.
51 Eridani b có nồng độ khí methane mạnh nhất trong các hành tinh từng được biết đến bên ngoài Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có sự hiện diện của nước, cho thấy nó tương tự với các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học cũng cho biết thêm rằng 51 Eridani b có nhiệt độ khoảng 800 độ F (427 độ C), đủ nóng để làm tan chảy chì nhưng vẫn còn khá lạnh so với các khối khí khổng lồ có nhiệt độ 1.000 độ F (528 độ C) khác. Phần lớn các hành tinh được khám phá ra rất khác với Trái Đất của chúng ta. Chúng có khối lượng tương tự như các ngôi sao chủ.
Theo VietQ